VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN GIA CẦM

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm là một bệnh nguy hiểm đối với các loại gia cầm vì khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn. Bệnh làm cản trở gà hô hấp, khó thở, nghẹt thở dẫn đến tử vong. Để biết cách phòng ngừa, xử lý và điều trị bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm là gì?

Virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm là một loại Herpes virus gây bệnh hô hấp ở gà, gà tây, gà lôi, chim công, vịt, ngỗng và một số loài chim.

Những con gia cầm từ 3-5 tháng thường nhạy cảm với bệnh nhất. Khi mắc bệnh chúng sẽ là vật mang trùng suốt đời và có thể phân tán virus nhất là khi chúng có những biểu hiện lâm sàng của bệnh

Bệnh có thể lây truyền từ tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp giữa con bệnh và con khoẻ hay truyền dọc từ gà mái sang trứng chưa có nhiều chứng minh.

Tỷ lệ mắc là từ 50-100%, tỷ lệ chết trung bình 10-20%. Tuỳ thuộc vào thể mắc mà tỷ lệ này có thể cao hơn với thể nặng và thấp hơn so với thể nhẹ.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus nhân lên ở các đường dẫn khí, các xoang, túi khí phá huỷ các mô bào gây tổn thương và xuất huyết.

Sau khi virus tấn công, vi khuẩn ở đường hô hấp cũng tăng sinh và tấn công làm quá trình viêm xảy ra mạnh mẽ hơn. Dịch viêm ngày càng dày lên và dần bị casein hoá khiến con vật bị khó thở do bị tắc nghẽn, chết do ngạt.

Virus đề kháng yếu với ánh sáng và nhiệt độ cao, có thể dễ dàng tiêu diệt bằng các chất sát trùng thông thường.

2. Triệu chứng:

Thời gian nung bệnh: 6-14 ngày, xảy ra bao gồm các thể:

Thể cấp tính:

  • Diễn ra 1-4 ngày, tỷ lệ mắc hầu như cả đàn, tỷ lệ chết 50-70%, nguyên nhân chủ yếu là ngạt thở.
  • Ăn kém, bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rủ, xù lông.
  • Các triệu chứng rối loạn hô hấp: chảy nhiều nước mũi có mủ, ho, khó thở, hắt hơi. Vì khó thở nên gà thường rướn cổ, há mỏ, tiếng thở khò khè có thể nghe rõ. Dịch chảy ra từ mắt và mũi khô đặc lại.

Diễn ra 1-4 ngày, tỷ lệ mắc hầu như cả đàn, tỷ lệ chết 50-70%, nguyên nhân chủ yếu là ngạt thở.
Ăn kém, bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rủ, xù lông.
Các triệu chứng rối loạn hô hấp: chảy nhiều nước mũi có mủ, ho, khó thở, hắt hơi. Vì khó thở nên gà thường rướn cổ, há mỏ, tiếng thở khò khè có thể nghe rõ. Dịch chảy ra từ mắt và mũi khô đặc lại.

Gà khó thở, vươn cổ để thở  (Courtesy of Dr. Maricarmen Garcia)

  • Ở miệng: niêm mạc miệng, hầu họng có những lớp màng màu vàng hay xám có thể bóc ra được. Các vệt máu xuất hiện ở mỏ, mặt và trên lông.

Thể bán cấp:

  • Tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong từ 10-30%. Bệnh diễn biến chậm có thể kéo dài đến 15 ngày và các triệu chứng kéo dài hơn.
  • Ho có đờm, chảy nước mắt mũi, thở hỗn hễn.
  • Mắt sưng, viêm kết mạc, chảy nước mắt, dính mí mắt.

Tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong từ 10-30%. Bệnh diễn biến chậm có thể kéo dài đến 15 ngày và các triệu chứng kéo dài hơn.
Ho có đờm, chảy nước mắt mũi, thở hỗn hễn.
Mắt sưng, viêm kết mạc, chảy nước mắt, dính mí mắt.

Viêm kết mạc mắt ở gà (Courtesy of Dr. Maricarmen Garcia)

Thể mãn tính:

  • Tỷ lệ mắc thấp chỉ khoảng 5%, tỷ lệ chết dưới 2% có thể diễn ra hằng tháng.
  • Gà lờ đờ, lác mắt.
  • Có dấu hiệu viêm kết mạc, viêm phế quản kết hợp với ho.
  • Tỷ lệ đẻ giảm khoảng 10% và kéo dài.

3. Bệnh tích:

Niêm mạc đường hô hấp ở thanh quản, khí quản: nhiều dịch viêm, xuất huyết, có các mảng màu vàng xám bóc được. Viêm có thể lan sâu hơn vào bên trong đường hô hấp.

Viêm kết mạc, xoang dưới mắt phù thủng và xung huyết.

Tế bào niêm mạc đường hô hấp: xuất hiện quá trình viêm, bong tróc, xuất huyết, mất lớp biểu mô phủ.

Hình thành thể bao hàm trong nhân của tế bào biểu mô kết mạc và hô hấp.

Viêm và xuất huyết thể nặng (trái) và nhẹ (phải) khí quản ở gà thịt (Courtesy of Dr. Maricarmen Garcia)

Tế bào niêm mạc đường hô hấp: xuất hiện quá trình viêm, bong tróc, xuất huyết, mất lớp biểu mô phủ.

Hình thành thể bao hàm trong nhân của tế bào biểu mô kết mạc và hô hấp.

4. Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh:

  • Đảm bảo các quy tắc an toàn sinh học.
  • Vệ sinh, sát trùng chuồng trại định kỳ bằng chất sát trùng.
  • Xử lý thức ăn, nước uống, xác chết, chất thải đúng cách, đúng quy định.

Phòng bệnh bằng vaccine:

  • Vaccine phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm giúp gà tạo miễn dịch nhưng cũng gây nguy cơ khiến cả đàn mang trùng, nên vaccine ILT chỉ nên được sử dụng tại các vùng có dịch.
  • Có thể chủ động giúp gà tạo hệ miễn dịch khoẻ bằng cách bổ dung thêm các loại vitamin, thuốc bổ trộn vào thức ăn hằng ngày.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và thuốc bổ: VITAMIX PLUS, SUPPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX – SUPER FACT, BUTASAL.

5. Điều trị

Bởi vì bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm là do virus gây ra, nên không có loại thuốc đặc trị nào hiện tại. Chúng ta chỉ có thể can thiệp bằng cách điều trị các triệu chứng liên quan của bệnh để giảm thiểu hậu quả và tổn thương.

Điều trị các triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, giảm viêm, long đờm, các loại thuốc trợ sức và vitamin.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE), giảm ho long đờm (BROMHEXIN 0,3%)

Xem thêm các sản phẩm: vitamin (VITAMIN B1 INJ, VIT B PLUS, ASCORBIC), thuốc trợ sức (GLUCOSE 5%, BUTASAL).

Có thể sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát: Doxy, Oxytetracycline, Tylosin, Enrofloxacin, Florfenicol.

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: OXY LA, FLOTYLAN, ENROFLOXACIN 5% INJ, TYLOSIN 5%,…

Rất cảm ơn bà con đã dành thời gian đọc bài viết này. Thiên Quân hy vọng rằng nội dung về bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gia cầm đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và giá trị.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon