BỆNH HOẠI TỬ CƠ QUAN LẬP BIỂU MÔ VÀ  CƠ QUAN TẠO MÁU (IHHNV)

Nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phát triển rất nhanh, đem lại lợi ích đáng kể về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, khi nghề nuôi được thâm canh hóa thì dịch bệnh cũng xảy ra ngày càng nhiều. Bệnh hoại tử cơ quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu trên tôm là một trong những bệnh hết sức nghiêm trọng trong nuôi trồng thuỷ sản. Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng khi bệnh xảy ra, Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử cơ quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu trên tôm

Tác nhân gây bệnh là virus Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus (IHHNV). Virus này có cấu trúc DNA sợi đơn có kích thước khoảng 4,1 Kbp, các hạt virus không có màng bao bọc, hình nhị thập diện, với đường kính trung bình khoảng 22nm. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mới Brevidensovirus.

Virus IHHNV lây nhiễm vào các tế bào của các loại mô có nguồn gốc ngoại bì và trung bì. Các mô đích chính của IHHNV bao gồm tế bào mô liên kêt, mang, nốt tạo máu và tế bào máu, dây thần kinh bụng và hạch, tế bào biểu mô ống tuyến ăng-ten và tế bào nhu mô cơ quan lympho, IHHNV là một loại virus hệ thống và nó không nhân lên trong các mô thuộc hệ tiêu hoá như gan tuỵ và ruột giữa. IHHNV không có thể ẩn mà có thể vùi, chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ.

Virus IHHNV dưới kính hiển vi điện tử

Bệnh IHHNV có thể lây truyền tự nhiên theo 2 con đường:

Lây theo đường truyền dọc: từ tôm bố mẹ sang thế hệ con cái thông qua trứng bị nhiễm bệnh

Lây theo đường truyền ngang: do tôm ăn thịt đồng loại có chứa mần bệnh hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

IHHNV gây bệnh nghiêm trọng ở tôm thẻ xanh tỷ lệ chết có thể trên 90 %. Ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng bệnh gây tỷ lệ dị hình và chết thấp hơn. Hầu hết các loài tôm thuộc họ tôm he đều có thể nhiễm virus IHHNV. Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nuôi. Bệnh còn cản trở sự phát triển bình thường của trứng, ấu trùng và hậu ấu trùng. Khi tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh khi đó khả năng nở của trứng bị giảm, tỷ lệ sống và hiệu suất nuôi của tôm các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng bị giảm xuống.

2. Triệu chứng của tôm khi mắc bệnh IHHNV

Tôm khi nhiễm bệnh sẽ giảm tốc độ tăng trưởng từ 10 – 30% và trọng lượng tôm không ổn định dẫn đến hiện tượng phân đàn. Tôm trồi chậm lên mặt nước, kế tiếp bất động, rồi lăn lộn và từ từ ngửa bụng chìm xuống đáy bể. Tôm biểu hiện hoạt động này lặp lại cho đến khi chúng trở nên quá yếu và chết. Tôm nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo.

Tôm nhiễm IHHNV chuỷ biến dạng, dị hình

Tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục và tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả giống. Bệnh IHHNV không gây chết hàng loạt nhưng nhưng khiến tôm nhỏ, hình thái biến dị và giảm chất lượng tôm khi thu hoạch.

Chuỷ tôm bị uốn công về bên phải, râu tôm giòn và gần như bị gẫy

Tôm nhiễm IHHNV làm cho kích thước tôm biến đổi

Thân cong quẹo, phần đuôi biến dạng

3. Các phương pháp xử lý và phòng bệnh IHHNV trên tôm

Virus IHHNV khi xảy ra rất khó điều trị và chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Do đó cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu trước khi bệnh IHHNV xâm nhập vào môi trường nuôi:

Tôm giống trước khi đặt mua phải có chứng nhận kiểm dịch âm tính với các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Tham khảo một số sản phẩm khử trùng: CUSO4, CHLORAMIN T,…

Khâu cải tạo ao phải theo đúng quy trình, ao nuôi tôm phải có thời gian ngưng giữa 2 vụ trên 1 tháng để đủ thời gian cải tạo ao. Dùng các loại hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong quá trình cải tạo, xử lý môi trường nuôi thủy sản.

Tham khảo một số sản phẩm xử lý môi trường: BKC 80, YUCCA LIQUID SUPERTCCA 90, EDTA 70%,…

Dùng lưới ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh (như cua còng, chim nhỏ …) vào ao. Quản lý chặt chẽ thức ăn trong nuôi tôm và môi trường nuôi. Cần tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách bổ sung thường xuyên vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất, chất tăng cường hệ miễn dịch vào thức ăn để tôm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển.

Tham khảo một số sản phẩm thức ăn bổ sung: ENROI, PRO-MEN, LACTOVET, BACILLUS COMPLEX,…

Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến môi trường ao nuôi, duy trì chất lượng nước ao nuôi ổn định và không làm tôm stress cũng là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa loại virus này Bổ sung khoáng chất, men vi sinh và lợi khuẩn cho ao tôm tạo điều kiện cho tôm phát triển và hạn chế mầm bệnh xảy ra trong quá trình nuôi.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi: BZT, BACILLUS ZEO, OXY SUPPLIER, MINER

Loại bỏ ngay tôm bệnh tránh làm lay lan qua những con tôm đang khoẻ mạnh.

Mong qua bài viết bệnh hoại tử cơ quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm, đội ngũ kỹ thuật của Thiên Quân giúp ích được bà con trong công tác phòng chống bệnh hiệu quả. Cảm ơn bà con đã theo dõi và quan tâm, chúc bà con mùa vụ nuôi thành công.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP THIÊN QUÂN

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon