PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ THƯƠNG HÀN TRÊN DÊ

Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm quan trọng trên dê. Thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra, loài vi khuẩn này gây bệnh trên nhiều loại gia súc gia cầm và đe doạ cả con người.

Bệnh thương hàn trên dê ngày càng quan trọng bởi sự thay đổi mô hình truyền lây, tỷ lệ nhiễm, sự đề kháng thuốc và sức khoẻ con người gây ra nhiều thiệt hại kinh tế trong ngành chăn nuôi dê. Để hiểu rõ hơn, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết dưới đây mô tả về những cách phòng chống, điều trị bệnh thương hàn trên dê.

1. Nguyên nhân nào gây bệnh thương hàn trên dê?

Salmonella là một loại vi khuẩn Gram âm, hình que, không sinh nha bào. Nó có đến 2400 serotype được tìm ra, trong đó S. Typhimurium được ghi nhận là phổ biến nhất.

Đường lây truyền phổ biến nhất là đường phân, miệng. Vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người nếu chúng ta tiêu thụ các loại thịt còn sống, sữa chưa được tiệt trùng.

Tỷ lệ dê mang trùng tăng khi các có căng thẳng từ việc vận chuyển, thay đổi thức ăn đột ngột, đẻ non. Các nguy cơ làm dê dễ mắc bệnh thương hàn: chuồng trại vệ sinh kém, máng ăn uống thiết kế chưa tốt, dê con không được bú sữa đầu.

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thú qua đường miệng chúng sẽ khu trú lại ở ruột (đặc biệt là hồi tràng) gây viêm ruột dẫn đến tiêu chảy, mất nước, mất điện giải. Khi ruột bị hư hại nặng tạo điều kiện vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, ngoài ra vi khuẩn này còn có sinh ra độc tố.

2. Triệu chứng:

Có 3 kiểu nhiễm khuẩn Salmonella được ghi nhận: nhiễm trùng huyết với dê sơ sinh, viêm ruột với dê com trước cai sữa và viêm ruột ở dê trưởng thành. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tỷ lệ nghịch số tuổi của thú bệnh.

Nhiễm trùng máu ở dê con sơ sinh:

  • Không có biểu hiện rõ ràng, dê con có thể chết ở thể cấp tính trong vòng 36 giờ.

Viêm ruột ở dê con trước cai sữa (2-8 tuần):

  • Mệt mỏi, chán ăn, sốt cao 41,7ºC. Tiêu chảy, phân có nhiều nước, màu vàng đến nâu xanh.
  • Con vật trở nên kiệt quệ vì mất nước và điện giải nhanh, nằm nghiêng một bên.
  • Nếu bị nặng dê con có thể chết từ khoảng 8 giờ khi bị tiêu chảy, nhưng hầu hết các trường hợp chết từ 1-2 ngày.
  • Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao.

Viêm ruột ở dê trưởng thành:

  • Xuất hiện lẻ tẻ và ít nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ mắc và chết cũng thấp hơn. Chán ăn, suy nhược, sốt.
  • Tiêu chảy ra nước có màu vàng, xám, nâu xanh, có mùi hôi. Tiêu chảy khiến thú bị mất nước và điện giải và gây tử vong nếu tình trạng kéo dài 24-48 giờ.
  • Bệnh có thể khỏi và chuyển sang thể mãn tính nhưng lại tái phát nhiều lần khiến thú suy nhược, hốc hác và có thể thiếu máu.

3. Bệnh tích:

Những con dê sơ sinh chết do nhiễm trùng máu: xuất huyết thanh mạc, tích dịch ở xoang bao tim, xoang bụng, ruột tích khí.

Dê cai sữa và dê trưởng thành: xuất huyết thanh mạc, tràn dịch ở xoang bao tim, xoang bụng, tắc nghẽn gan phổi, viêm hoại tử ruột.

Sự phù nề các tế bào dạ múi khế, giãn nở đầu nhung mao ruột, các tế bào vụn, nhiều tế bào thực bào. Ổ viêm, hoại tử ở gan, hạch bạch huyết.

4. Phòng bệnh:

Thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc và khử trùng một cách hiệu quả, cùng việc duy trì sạch sẽ và thông thoáng trong chuồng trại, giúp tránh tình trạng stress ảnh hưởng đến trâu bò và từ đó, ngăn chặn không chỉ những bệnh liên quan đến thương hàn mà còn nhiều bệnh khác.

Đảm bảo nguồn nước uống và thức ăn luôn được đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Do vi khuẩn này thường tồn tại trong môi trường, việc bổ sung vitamin và các loại thuốc bổ cho trâu bò trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho đàn trâu bò, giúp phòng tránh được nhiều loại bệnh khác nhau.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và thuốc bổ: VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL.

5. Chữa trị:

Cần truyền dịch, điện giải đề bù nước và duy trì  thể tích hệ tuần hoàn, điều chỉnh cân bằng acid-bazo, hạn chế tác động của độc tố, khống chế vi khuẩn và điều trị các triệu chứng.

Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Gram âm như: ceftiofur, sulfonamide/trimethoprim, colistin, enrofloxacin hoặc florphenicol.

Xem thêm các sản phẩm kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Salmonella: COLISTIN TETRA, TERRAMYCIN, COLISTIN, OXY TETRACYLLIN, CEFACOLIS, DOCYCIN…

Điều trị các triệu chứng đi kèm: hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, truyền dịch và điện giải.

Xem thêm một số thuốc: Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE), trợ sức (BUTASAL)

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung nước, điện giải: NƯỚC SINH LÝ, ELECTROLYTES, GLUCOSE KC,…

Công ty Thiên Quân xin chân thành cảm ơn quý vị bà con đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết về bệnh thương hàn trên dê. Chúng tôi luôn đặt sự quan tâm đến sức khỏe và phát triển của đàn dê lên hàng đầu, và hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp đã đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng quản lý trong ngành chăn nuôi.

Cảm ơn và chúc mọi người luôn thành công trong công việc chăn nuôi và phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp!

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon