BỆNH ĐÓNG DẤU HEO

Bệnh đóng dấu heo là một bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ đối với bà con chăn nuôi heo. Với triệu chứng điển hình là tình trạng xuất huyết da với các vết đỏ có nhiều hình dạng trông như bị đóng dấu lên da. Bệnh gây nên thiệt hại kinh tế ở hầu hết các quốc gia nếu không được chữa trị kịp thời. Để có cái nhìn rõ hơn về bệnh đóng dấu heo, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết dưới đây về các phòng chống cũng như làm thế nào để điều trị bệnh đóng dấu heo hiệu quả.

1. Nguyên nhân nào gây bệnh đóng dấu heo?

Bệnh đóng dấu heo là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae. Đây là một loại trực khuẩn Gram dương, trong cơ thể con vật mắc bệnh mãn tính, vi khuẩn có hình sợi dài và hơi cong. Ghi nhận có tổng cộng 26 serotype của vi khuẩn.

Bệnh đóng dấu heo là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae. Đây là một loại trực khuẩn Gram dương, trong cơ thể con vật mắc bệnh mãn tính, vi khuẩn có hình sợi dài và hơi cong. Ghi nhận có tổng cộng 26 serotype của vi khuẩn.

Ảnh nhuộm gram vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae

Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài môi trường, trong mẫu bệnh phẩm vi khuẩn có thể sống 4 tháng hay trong xác lợn chết chôn sâu dưới đất vi khuẩn có thể sống khoảng 9 tháng. Với chuồng kém vệ sinh, ẩm ướt và thiếu ánh sáng, vi khuẩn có thể tồn tại đến 1 tháng. Tuy nhiên, E. insidiosa có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và một số chất sát trùng thông thường như clorua vôi 10%, xút 5%, phenic acid 1%, …

Ở heo con từ 3-4 tháng đến 3 năm thường nhạy cảm với vi khuẩn đóng dấu heo nhất, bệnh có thể lây cho nhiều loại động vật khác như các loài chim, trâu bò, dê cừu, chó và kể cả con người, nhất là những người làm trong ngành chăn nuôi thú y.

Bệnh lây trực tiếp nếu heo bệnh tiếp xúc với heo khoẻ hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ, động vật mang trùng…Bệnh thường bùng phát vào các tháng từ cuối mùa đông năm này sang cuối mùa xuân năm sau. Với các điều kiện khắc nghiệt như ẩm ướt, ngột ngạt, nóng bức dịch bệnh cũng dễ bùng phát.

Khi vi khuẩn đi vào máu, chúng sinh sản nhanh chóng và gây bệnh. Chúng gây bại huyết, độc tố sinh ra khi vi khuẩn chết gây hư hại thành huyết quản, làm tắt mạch, gây tụ máu, xuất huyết, hoại tử không chỉ trên da mà là nhiều cơ quan.

2. Triệu chứng của bệnh đóng dấu heo

Thời gian nung bệnh trung bình từ 1 đến 7 ngày, biểu hiện bao gồm 3 thể: quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

Thể quá cấp tính:

Xảy ra đột ngột, con vật chết nhanh chóng trong vòng 2-3 giờ hoặc 12-24 giờ.

Heo sốt cao 41-42ºC, thân nhiệt tăng cao bất thường, mắt đỏ, bỏ ăn, biểu hiện thần kinh như nổi điên, kích động, húc đầu vào tường, hộc máu rồi chết.

Ở thể này, bệnh tiến triển quá nhanh, heo chết mà các dấu đỏ ngoài da chưa kịp xuất hiện nên thường được gọi là “bệnh đóng dấu trắng”.

Thể cấp tính:

Hay còn được gọi là thể bại huyết. Thể này thường gặp ở mọi lứa tuổi của heo và có tỷ lệ chết khá cao.

Biểu hiện bỏ ăn, sốt cao có khi hơn 42ºC, da khô, 4 chân run rẩy, quỵ gục và tùy theo tình trạng bệnh mà heo có thể chết sau 12-48 giờ do ngạt thở.

Heo táo bón, phân vón cục có màu đen, mạng bọc lầy nhầy, có tình trạng nôn mửa, về sau tiêu chảy, phân lỏng có lẫn máu.

Niêm mạc mắt, mũi, miệng của heo viêm, đỏ thẫm, tím bầm. Kết mạc mắt viêm đỏ, chảy nước mắt, mí mắt sưng. Niêm mạc mũi bị viêm, chảy nhiều nước mũi khiến con vật khó thở.

Sau vài hôm trên da xuất hiện những vết đỏ, nốt xung huyết nóng, đau, tập trung lại thành từng đám hình vuông, hình quả trám, hình bầu dục lớn nhỏ khác nhau, nhất là ở vùng cổ, ngực, bụng sau đó chuyển sang tím bầm, nổi mẩn cứng khắp cơ thể (da kim cương).

Bề mặt da của heo xuất hiện những nốt đóng dấu, hoại tử đỏ, tím bầm do bệnh đóng dấu heo

Bề mặt da của heo xuất hiện những nốt đóng dấu, hoại tử đỏ, tím bầm

Bệnh tiến triển từ 3-5 ngày, con vật yếu dần, thở khó, thân nhiệt hạ thấp nhanh. Tỷ lệ chết từ 50-60%. Heo đực và nái cũng có thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh. Heo nái mắc bệnh sẽ sảy thai hoặc thai chết trong tử cung, từ đó dẫn đến tình trạng heo nái đẻ ra một số thai khô.

Thể mãn tính:

Heo mắc bệnh thể cấp tính nếu không chết sẽ chuyển sang thể này.

Thường xuất hiện ở giai đoạn heo được 3-4 tháng tuổi. Thể này thường tiếp theo thể cấp hay thứ cấp khi bệnh có khuynh hướng kéo dài.

Heo ăn uống kém, gầy còm, đôi khi sốt nhẹ, tiêu chảy kéo dài.

Viêm các khớp chân dẫn đến việc heo đi lại khó khăn, những nốt hoại tử xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể.

Viêm van tim, trở ngại tuần hoàn gây thuỷ thũng ở phổi, ở chân. Heo có thể bại liệt 2 chân sau do tắc động mạch chủ.

Bệnh kéo dài từ 3-4 tháng, con vật thiếu máu, rụng lông, loét niêm mạc miệng. Heo có thể khỏi bệnh hoặc chết do kiệt sức.

Nếu không được điều trị kịp thời tỷ lệ heo con mắc bệnh đóng dấu heo có tỉ lệ chết khá cao

Nếu không được điều trị kịp thời tỷ lệ heo con có tỉ lệ chết khá cao chết khá cao

3. Bệnh tích khi heo mắc bệnh “đóng dấu”

Khi mổ khám heo mắc bệnh, các bệnh tích đặc trưng có thể được quan sát thấy là:

Thận sưng to, tụ máu đỏ sẫm, bề mặt thận xuất hiện những chấm xuất huyết.

Thận bị nhồi máu, xuất huyết và viêm van tim như bông cải do bệnh đóng dấu heo

Thận bị nhồi máu, xuất huyết và viêm van tim như bông cải

Lách sưng to, tụ máu, bề mặt sần sùi, mềm nhũn. Ruột viêm đỏ, nhất là tá tràng và hồi tràng. Dạ dày viêm đỏ nhất là vùng hạ vị.

Tim tụ máu, nội và ngoại tâm mạc xuất huyết, có nước vàng. Phổi tụ máu.

Viêm khớp, trong khớp có nhiều dịch thẩm thấu.

4. Phòng bệnh:

Phòng bệnh bằng vaccine:

Việc sử dụng vaccine nhược độc bệnh đóng dấu heo chủng VR2 được sử dụng khá phổ biến ở nước ta cho miễn dịch tốt, khoảng 6 tháng. Vaccine được sử dụng tiêm lần 1 cho heo sau khi cai sữa (35-45 ngày tuổi) và tiêm nhắc lại sau 2 tuần, miễn dịch từ 3-6 tháng phù hợp với heo lấy thịt. Đối với heo làm giống cần tiêm nhắc 2-3 lần/năm để được hiệu quả bảo hộ cao nhất. Thời gian tiêm ngừa đối với heo đực trước khi phối giống và heo nái trước khi đẻ là 15 ngày.

Vệ sinh phòng bệnh:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng các chất sát trùng, giữ chuồng trại thông thoáng, khô ráo nhằm hạn chế nơi cư trú của vi khuẩn.

Heo giống có nguồn gốc rõ ràng có kiểm dịch, cách ly trước khi nhập đàn 15 ngày.

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất nâng cao sức đề kháng, chống stress cho heo.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng: GLUCOSE KC, ADE B.COMPLEX, MIX ADE, VITAMIN C 121, C SỦI,…

Khi phát hiện heo có các dấu hiệu của bệnh như sốt, các vết xước xát, bà con cần thực hiện các biện pháp an toàn trong thú y, cách ly heo và điều trị ngay nhằm tránh nguy cơ bùng dịch

5. Điều trị heo mắc bệnh đóng dấu

Khi heo ở thể quá cấp hoặc cấp tính cần sử dụng kháng huyết thanh hoặc kháng thể kết hợp với sử dụng kháng sinh mới có hiệu quả cao trong điều trị.

Sử dụng những loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn cao, đặc biệt là trên vi khuẩn Gram dương như: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cloxacillin, ceftiofur, fosfomycin, gentamycin,… có thể sử dụng đơn lẻ nhưng kết hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm số số loại kháng sinh: GENTATYLAN, GENTAMYCIN 10%, TERRAMYCIN, OXYTETRACYLLIN, LINCO 50.

Nên kết hợp thêm điều trị triệu chứng như: hạ sốt, kháng viêm, giảm đau, sát trùng vết loét ngoài da. Ngoài ra bổ sung thêm các loại vitamin và thuốc trợ lực để thú tăng sức đề kháng và vượt qua cơn bệnh.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và trợ sức: VITAMIX PLUS, SUPPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX – SUPER FACT, BUTASAL.

Xem thêm một số thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), kháng viêm (DEXAMETHASONE, KETOFEN, FLUNIXIN), giảm đau (PARAVET).

Cảm ơn bà con đã quan tâm đến bài viết Bệnh đóng dấu son heo, Thiên Quân mong là sau khi tham khảo bài viết bà con sẽ hiểu rõ hơn về bệnh, cách phòng chống và cũng như làm sao điều trị bệnh đóng dấu trên heo hiệu quả. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Thiên Quân chúc bà con chăn nuôi thành công.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP THIÊN QUÂN

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon