PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM HEO

Các trường hợp cúm heo đầu tiên xuất hiện ở Mỹ và Châu Âu sau đại dịch cúm ở con người vào năm 1918. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng virus cúm H1N1 ở heo có mối liên hệ chặt chẽ với cúm ở người. Trong số bốn type virus A, B, C, và D, type cúm A đóng vai trò quan trọng trong bệnh trên heo.

Việc virus cúm tái tổ hợp ở người, gia cầm và heo đã trở thành hiện tượng phổ biến, dẫn đến sự phức tạp và khó kiểm soát của dịch bệnh cúm. Sự bùng phát mạnh mẽ của cúm heo đã được ghi nhận lần đầu vào năm 2009, đồng thời cũng là thời điểm chúng ta mới nhận biết về loại virus này.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh cúm heo?

Virus cúm heo thuộc họ Orthomyxoviridae. Virion của virus có vỏ bọc và đa hình thái. Virus có lớp vỏ bọc lipid kép có nguồn gốc từ lớp màng nguyên sinh chất của tế bào vật chủ.

Ảnh virus cúm heo A/CA/4/09 dưới kính hiển vi điện tử

(Photo Credit: C. S. Goldsmith and A. Balish, CDC)

Virus cúm heo thuộc họ Orthomyxoviridae. Virion của virus có vỏ bọc và đa hình thái. Virus có lớp vỏ bọc lipid kép có nguồn gốc từ lớp màng nguyên sinh chất của tế bào vật chủ.

Bệnh cúm ở heo do type A gây ra nghiêm trọng nhất và là nguyên nhân gây ra các trận đại dịch. Các biến chủng ngày càng đa dạng do sự thay đổi kháng nguyên H và N liên tục.

Chúng nhạy cảm với nhiệt độ cao: ở nhiệt độ từ 50-60ºC trong vài phút có thể làm mất độc tính, virus chết ngay ở 100ºC. Có thể dễ dàng tiêu diệt virus cúm heo bằng các chất sát trùng thông thường như: vôi, virkon, formol, cresyl…

Virus cúm heo cổ điển A/H1N1 thì heo là vật chủ chính ngoài ra còn lây nhiễm trên nhiều loài động vật khác như gia cầm và người. Ở heo con từ 1-5 tuần tuổi có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao hơn các con heo trưởng thành.

Cách thức lây truyền:

Bệnh lây trực tiếp khi heo khoẻ và heo bệnh tiếp xúc với nhau, qua đường hô hấp, ăn uống, qua các vật dụng và công nhân chăn nuôi. Virus tồn tại nhiều trong các dịch tiết đường hô hấp của heo bệnh và phát tán qua thông qua việc ho, sổ mũi và hắt hơi.

Cơ chế gây bệnh:

Khi xâm nhập vào trong cơ thể của vật chủ, virus sẽ nhanh chóng tăng sinh tại biểu mô đường hô hấp và gây ra hiện tượng nhiễm trùng huyết. Phổi là cơ quan đích của virus cúm, khi hệ miễn dịch được kích hoạt sinh ra các cytokine. Nếu virus thâm nhập càng sâu thì lượng cytokine sinh ra càng nhiều, việc sản sinh ra cytokine quá mức khiến bệnh diễn ra trầm trọng hơn.

2. Triệu chứng khi heo mắc bệnh

Cúm heo là một bệnh mang tính chất bầy đàn với thời gian nung bệnh thường từ 1-3 ngày, bệnh bùng lên một cách đột ngột và xảy ra ở hầu hết số heo trong đàn với thể cấp tính, biểu hiện như:

  • Sốt cao từ 40,5-41,5ºC.
  • Các triệu chứng gần giống như cảm: ho, hắt hơi, chảy mũi nhiều. Ho rất dữ như tiếng chó sủa, do khó thở nên heo ngồi thẳng 2 chân trước như chó, thở bằng miệng và thở thể bụng.
  • Mệt mỏi, bỏ ăn, giảm trọng, gầy gò.
  • Nằm co và chụm lại với nhau, lười vận động, đi run rẩy và khó khăn.
  • Ở heo nái sẽ có những rối loạn về sinh sản như: sẩy thai, thai chết lưu, chết non, số con ít, heo con còi cọc và tỷ lệ chết cao.

Heo sau khi bệnh từ 6 -7 ngày có thể hồi phục, dù tỷ lệ mắc gần như toàn đàn nhưng tỷ lệ chết chỉ chiếm khoảng 1-2%.

Tuy nhiên không phải vì thế mà bệnh không nguy hiểm vì khi mắc virus cúm heo, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến chúng dễ bị nhiễm trùng các bệnh khác như nhiễm vi khuẩn thứ cấp với Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Mycoplasma hyopneumoniae, Haemophilus par-asuis hoặc Streptococcus suis làm tỷ lệ tử vong cao hơn.

3. Bệnh tích điển hình của bệnh

Đại thể:

Bệnh tích đại thể rõ nhất ở các tổn thương của phổi nhất là ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim, có thể thấy rõ các lần ranh giới giữa vùng tổn thương và lành:

Hạch phổi sưng to.
Hệ thống khí phế quản tắc nghẽn do chứa đầy dịch viêm, bọt khí và các sợi tơ huyết. Khi cắt ngang các đường ống dẫn khí này và bóp thì sẽ thấy tràn ra các dịch đục, nhớp, màu đỏ hoặc xám.
Niêm mạc mũi sưng, phù nề và đầy dịch.

Tổn thương phổi do virus cúm heo. Source: Dr. Marie Culhane

Bệnh tích đại thể rõ nhất ở các tổn thương của phổi nhất là ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim, có thể thấy rõ các lần ranh giới giữa vùng tổn thương và lành:

  • Hạch phổi sưng to.
  • Hệ thống khí phế quản tắc nghẽn do chứa đầy dịch viêm, bọt khí và các sợi tơ huyết. Khi cắt ngang các đường ống dẫn khí này và bóp thì sẽ thấy tràn ra các dịch đục, nhớp, màu đỏ hoặc xám.
  • Niêm mạc mũi sưng, phù nề và đầy dịch.

Vi thể:

  • Có các hiện tượng đặc trưng của viêm phổi.
  • Ở biểu mô khí, phế quản: hoại tử, chứa nhiều dịch nhầy, nhiều tế bào bạch cầu trung tính và đơn nhân, bị bong tróc.
  • Giãn nở mao mạch, thấm dịch vách phế nang.

4. Các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh:

Để phòng bệnh hiệu quả nên tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học và vệ chuồng trại định kỳ.

Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại thường xuyên bằng các hoạt chất sát trùng như: vôi, virkon, formol, cresyl. Nên thực hiện định kỳ và thay đổi thuốc tránh bị nhờn.

Không để lại thức ăn, nước uống thừa qua ngày. Xây dựng hệ thống chuồng trại thoát nước tốt, không để ứ đọng, giữ chuồng trại ấm áp, khô thoáng.

Phòng bệnh bằng vaccine:

Lựa chọn các loại vaccine lưu hành tại địa phương, hiện nay các loại vaccine cúm heo vô hoạt được sử dụng khá phổ biến. Có nhiều loại vaccine như đơn giá cho cúm heo và đa giá kèm thêm các bệnh khác.

Heo con, heo vỗ béo, heo nái và đực giống có các pháp đồ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiêm vaccine giúp bà con nông dân phòng và hạn chế được  nhiều tổn thất từ bệnh cúm heo nếu có điều kiện.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng miễn dịch cho đàn heo. Bà con có thể bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất vào trong thức ăn.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và thuốc bổ: VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL,…

5. Điều trị

Bởi vì cúm heo là kết quả của viêm nhiễm do virus gây ra, không có loại thuốc đặc trị nào hiện tại. Chúng ta chỉ có thể can thiệp bằng cách điều trị các triệu chứng liên quan của bệnh để giảm thiểu hậu quả và tổn thương.

Điều trị các triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, giảm viêm, long đờm, các loại thuốc trợ sức và vitamin.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE), giảm ho long đờm (BROMHEXIN 0,3%).

Xem thêm các sản phẩm: vitamin (VITAMIN B1 INJ, VIT B PLUS, ASCORBIC), thuốc trợ sức (GLUCOSE 5%, BUTASAL),…

Có thể sử dụng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát: florfenicol, tylosin, azithromycin, amox, penicillin, streptomicin, kanamycin.

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: AMOXICILLIN TRIHYDRATE, TYLOSIN 5%, GENTATYLAN, ENROFLOXACIN, SPECLIN, FLOTYLAN, DANOFLOX, AZITHROMYCIN, TYLOSIN 5%,…

Chân thành cảm ơn quý bà con đã dành thời gian đọc bài viết về bệnh cúm heo. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích và giúp cải thiện quản lý bệnh trong trại của bà con.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon