BỆNH NEWCASTLE TRÊN GIA CẦM

Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm trên gà và nhiều loại gia cầm khác, gây ra bởi virus với những biểu hiện đặc trưng như xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Ở bài viết sau, Thiên Quân sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh Newcastle trên gà để bà con cùng tham khảo và chăm sóc đàn gà của mình tốt hơn nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến gà mắc bệnh Newcastle?

Virus gây bệnh Newcastle trên gà

Virus Newcastle thuộc họ Paramyxoviridae, nhóm avian paramyxovirus là nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle trên gia cầm, đặc biệt là gà. Là một RNA virus có vỏ, virus gây ngưng kết hồng cầu gà, người, bò, vịt nhưng không gây ngưng kết hồng cầu ngựa.

Virus được chia làm 3 nhóm, bao gồm: nhóm có độc lực yếu (lentogen), có độc lực vừa (mesogen) và độc lực cao (velogen).

Sức đề kháng của virus tương đối yếu. Trong thịt thối rửa, phân, xác chết virus không thể tồn tại quá 24 giờ. Trong ổ rơm, nền chuồng, virus bị tiêu diệt nhanh. Trong điều kiện khô ráo, virus có thể sống trong nhiều tháng.

Các chất sát trùng thông thương như vôi 10%, crezin 5%, formol 1%, xút 2%,… có thể tiêu diệt virus dễ dàng

Cách thức lây truyền bệnh

Nhiều loại gia cầm như: gà, gà tây, chim công, ngỗng, vẹt,… đều có thể mắc bệnh. Gà được xem là động vật dễ cảm nhiễm nhất với Newcastle ở mọi lứa tuổi. Vịt cũng có thể cảm nhiễm nhưng rất ít và không biểu hiện triệu chứng. Bên cạnh đó, người, chó và chuột cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh được lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống có nhiễm virus từ phân hoặc các chất tiết (nước mắt, nước mũi, nước dãi,…) của gia cầm mắc bệnh hoặc mang trùng. Ngoài ra, đường hô hấp cũng có thể lây truyền bệnh do các hạt virus trong không khí.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể gà thông qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc họng virus đi vào máu. Virus sinh độc tố gây nhiễm trùng huyết, bại huyêt và đi đến các cơ quan phủ tạng gây viêm, hoại tử. Bệnh sẽ nặng hơn trong trường hợp nhiễm kép virus Gumboro hoặc virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm.

2. Triệu chứng của bệnh Newcastle trên gà?

Virus nung bệnh trong cơ thể gia cầm từ 3-7 ngày, bao gồm các thể sau:

Thể quá cấp

Thể này thường xuất hiện ở đầu ổ dịch. Bệnh tiến triển khá nhanh, con vật ủ rũ cao độ sau vài giờ rồi chết.

Thể cấp tính

Biểu hiện khi gà mắc bệnh sẽ ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái sẽ ngưng đẻ và nền chuồng xuất hiện phân màu trắng.

Gà sốt cao 41-42ºC, mí mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở trầm trọng , mào và yếm tím bầm.

Biểu hiện khi gà mắc bệnh sẽ ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, gà mái sẽ ngưng đẻ và nền chuồng xuất hiện phân màu trắng. Gà sốt cao 41-42ºC, mí mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở trầm trọng , mào và yếm tím bầm.
Phân gà bệnh có màu xanh, nhiều urat

Tiêu hóa của gà bị rối loạn trầm trọng, bỏ ăn, uống nhiều nước, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Vài ngày sau gà bị tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm, trắng xám hoặc trắng xanh có nhiều urat. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ.

Thể mãn tính

Xuất hiện ở cuối ổ dịch với các triệu chứng do rối loạn thần kinh. Trước đây chưa có thuốc đặc trị phải sử dụng vaccine tiêm vào đàn gà những con còn sống sót cũng có biểu hiện tương tự.

Do bị tổn thương tiểu não nên gà bị bệnh có những hành vi bất thường, gà chết do đói, mổ không trúng thức ăn Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm. Bệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nếu được chăm sóc tốt gà có thể khỏi bệnh tuy nhiên gà sẽ mắc di chứng thần kinh trong một thời gian dài.

Gà có biểu hiện thần kinh, ngoẹo cổ, gục về phía trước

Do bị tổn thương tiểu não nên gà bị bệnh có những hành vi bất thường, gà chết do đói, mổ không trúng thức ăn

Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm.

Bệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nếu được chăm sóc tốt gà có thể khỏi bệnh tuy nhiên gà sẽ mắc di chứng thần kinh trong một thời gian dài.

3. Bệnh tích của bệnh Newcastle trên gà

  • Khi mổ khám gà mắc bệnh Newcastle có nhiều bệnh tích điển hình. Trường hợp gà mắc bệnh ở thể quá cấp tính bệnh tích không rõ ràng, chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm mạc, niêm mạc đường hô hấp.
  • Ở thể cấp tính xác chết của gà gầy, mào và yếm tím bầm.
  • Xoang mũi và miệng chứa nhiều dịch nhớt đục.
  • Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin
  • Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết tại đỉnh của lỗ tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh nặng hiện tượng xuất huyết thành dải ở trên và dưới của dạ dày tuyến.
  • Dạ dày cơ dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết.

Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết tại đỉnh của lỗ tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh nặng hiện tượng xuất huyết thành dải ở trên và dưới của dạ dày tuyến. Dạ dày cơ dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết.

Xuất huyết dạ dày tuyến
  • Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các hạch lympho ở ngã ba manh tràng bị viêm loét thậm chí loét hình cúc áo.

Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các hạch lympho ở ngã ba manh tràng bị viêm loét thậm chí loét hình cúc áo. Gan chỉ có một số điểm hoại tử màu vàng nhạt. Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám. Xuất huyết ở màng thanh dịch như bao tìm, xoang ngực, bề mặt xương ức.

Hạch manh tràng sưng và xuất huyết
  • Gan chỉ có một số điểm hoại tử màu vàng nhạt.
  • Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám.
  • Xuất huyết ở màng thanh dịch như bao tìm, xoang ngực, bề mặt xương ức.
  • Não viêm xuất huyết.

4. Phòng bệnh Newcastle trên gà

4.1 Phòng bệnh bằng vaccine và kháng huyết thanh

Có thể sử dụng kháng huyết thanh với liều 1 mL/kgP. Hiện nay, trong nước có sản xuất kháng thể kháng virus Newcastle từ lòng đỏ trứng gà, sử dụng để phòng bệnh với liều 1-3 mL/con.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng vaccine chết cho đàn gà giống, gà con hoặc vaccine nhược độc cho đàn gà trên 2 tháng tuổi để phòng chống bệnh.

4.2 Vệ sinh phòng bệnh

Biện pháp an toàn sinh học chú trọng các yếu tố kỹ thuật sau:

  • Kiểm soát việc nhập và chuyển đàn, tách đàn.
  • Sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi trước khi nhập đàn mới.
  • Áp dụng các biện pháp tránh lây do những hoạt động của con người (mang giày ống, quần áo bảo hộ, sát trùng lối đi và phương tiện vận chuyển).
  • Thường xuyên sát trùng định kỳ khu vực nuôi, hạn chế sự đi lại.

Trong trường hợp có dịch xảy ra: dập tắt dịch nhanh chóng bằng cách xử lý toàn bộ đàn gà mắc bệnh và đang nhiễm bệnh. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và tiêm ngừa vaccine nhược độc cho toàn bộ gà còn lại.

5. Điều trị bệnh

Bệnh do virus tấn công nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, bà con có thể sử dụng kháng thể Newcastle có trên thị trường để dập dịch. Bên cạnh đó, bà con nên áp dụng một số phương pháp sau đây giúp giảm tỉ lệ chết và sự lây lan khi phát hiện đàn gà có hiểu hiện bệnh:

Cách ly gà bệnh với gà khỏe để hạn chế sự lây lan và điều trị hiệu quả hơn. Sử dụng những tổ hợp kháng sinh như: ampicillin/sulfamide, amoxicillin/gentamycin, ampicillin/colistin,… để hạn chế sự kế phát của những bệnh cơ hội khác.

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: AMPISEPTRYL ORAL POWDER, AMPI COLI, GENTAMOX, COLOAMOX,…

THÀNH PHẦN Amoxicillin trihydrate………………. 50g Gentamycin sulphate………………….16g Tá dược vừa đủ. ………………………..1kg CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ: Phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (CRD, viêm phổi, pleuropneumonia), đường tiêu hóa (viêm ruột, kiết lỵ), đường tiết niệu và nhiễm trùng khác gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin và Gentamycin. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không sử dụng cho thú bị mẫn cảm với Gentamycin và Amoxicillin. Thú bị suy gan, suy thận. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG Pha nước uống hay trộn thức ăn, dùng trong vòng 3- 5 ngày. – Gia cầm: 2g /lít nước uống. – Gia súc: 2g/1kg thức ăn. Nếu cần thiết, tăng gấp đôi liều lượng và dùng trong 5 ngày liên tiếp. THỜI GIAN NGƯNG SỬ DỤNG THUỐC: 7 ngày trước khi giết mổ. BẢO QUẢN: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Điều trị các triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, giảm viêm, long đờm, các loại thuốc trợ sức và vitamin.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE), giảm ho long đờm (BROMHEXIN 0,3%),…

Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng,… hỗ trợ phục hồi và tăng khả năng miễn dịch cho đàn gà khỏe mạnh.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và thuốc bổ: VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL.

Bệnh Newcastle (bệnh gà rù) là căn bệnh rất dễ xảy ra và có khả năng lây lan diện rộng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thiệt hại kinh tế cho bà con chăn nuôi. Hi vọng với những thông tin trên Thiên Quân đã giúp bà con có thêm những kinh nghiệm cần thiết nhất. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật Công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon