BỆNH HEO TAI XANH: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo còn thường được gọi là bệnh heo tai xanh. Đây là một bệnh quan trọng và gây ra tổn thất kinh tế lớn. Năm 2007, dịch heo tai xanh bùng phát dữ dội và phức tạp, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con chăn nuôi. Dù dịch đã được kiểm soát nhưng bệnh cũng khá nguy hiểm. Để biết cách phòng chống và điều trị hiệu quả, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết sau.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh heo tai xanh?
Bệnh heo tai xanh (PRRS) do virus PRRS thuộc họ Arterviridae. Virus này có dạng hình cầu, có vỏ và là ARN virus. Chúng có thể tồn tại thời gian dài dưới nhiệt độ thấp và đề kháng kém ở nhiệt độ cao, có thể tiêu diệt loại virus này ở 56ºC trong 1 giờ. Virus dễ dàng bị tiêu diệt bằng các chất sát trùng thông thường, nhanh chóng bị ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.
PRRS gây bệnh trên tất cả các lứa tuổi của heo nhưng heo con và heo nái mang thai nhạy cảm hơn cả. Bệnh thể hiện khá nặng ở heo con với tỷ lệ chết có thể lên đến 100% và gây sảy thai hoặc đẻ non ở heo nái mang thai ở 1/3 giai đoạn cuối.
Về độc lực, bệnh được chia thành 2 dạng: cổ điển và biến thể độc lực cao. Giống như tên gọi, dạng cổ điển có độc lực thấp, tỉ lệ chết thấp còn dạng độc lực cao tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ chết đều cao.
Cách thức truyền lây: bệnh có thể truyền dọc từ heo nái mang thai sang con và truyền ngang từ các dịch tiết cơ thể như dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật trung gian. Những yếu tố gây phát tán virus: vận chuyển heo mang trùng, qua con người, các dụng cụ chăn nuôi, các loài vật như chim, chuột, ruồi, muỗi.
Cơ chế gây bệnh: virus khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tìm đến các đại thực bào để tấn công, nhân lên và phá huỷ các tế bào này. Một lượng rất lớn đại thực bào bị phá huỷ, các tế bào này có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, nếu không có các tế bào này quá trình miễn dịch không được kích hoạt. Hậu quả là hệ miễn dịch của thú bệnh vô cùng kém và làm heo dễ dàng bị mắc thêm các loại bệnh truyền nhiễm khác.
2. Triệu chứng heo bị bệnh heo tai xanh?
Đối với heo nái bao gồm: trong thời kì mang thai trong lúc đẻ và nuôi con. Trong thời kì mang thai mà heo bị mắc virus trong tháng đầu tiên heo sẽ biếng ăn, sốt, sảy thai vào giai đoạn cuối, tai chuyển sang màu xanh nhanh chóng (điển hình), đẻ non, động dục giả, không động dục, chậm động dục trở lại sau khi đẻ. Có biểu hiện ho, viêm phổi. Trong thời gian đẻ và nuôi con: heo lười ăn, mất sữa, viêm vú (điển hình), lờ đờ, đẻ sớm vài ngày, thai gỗ, chết con, con yếu, tai xanh. Khi mắc thể cấp tính, tỉ lệ thai chết lên đến 70%, tỉ lệ sảy thai lên đến 80%. Bệnh làm rối loạn sinh sản trên heo nái từ 4-8 tháng trước khi heo trở lại trạng thái bình thường, bệnh gây nhiều rối loạn như: giảm tỷ lệ sinh, giảm số con, số con sống, tăng tỉ lệ thai chết, tăng tỉ lệ heo đẻ sớm.
Heo nái mắc bệnh sẽ giảm tỷ lệ sinh, số con và dễ gây chết thai
Đối với heo đực giống: bỏ ăn, lờ đờ, sốt, dấu hiệu bệnh hô hấp, giảm động dục hoặc không động dục. Tinh dịch: giảm thể tích, số lượng, chất lượng kém, lợn con nhỏ.
Đối với heo con theo mẹ: còi cọc, suy kiệt, tụt đường huyết, lờ đờ, tiêu chảy, có các bệnh hô hấp, tỉ lệ chết cao.
Tỷ lệ chết ở heo con khá cao khi mắc bệnh PRRS
Đối với heo con cai sữa-heo choai: heo gầy guộc, chán ăn, xơ xác, lông dựng ngược, da xanh xao, tiêu chảy, các bệnh hô hấp (ho, hắt hơi, khó thở) và dễ bị bệnh ghép.
Chẩn đoán bệnh: Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, lưu ý phân biệt với các bệnh parvovirus, giả dại, enterovirus, cúm lợn…Hoặc chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: nuôi cấy, RT-PCR, chẩn đoán huyết thanh học có độ nhạy cảm và cho độ chính xác cao hơn.
3. Bệnh tích bệnh heo tai xanh
Ở các lứa tuổi khi mổ khám đều thấy các tổn thương trên hệ hô hấp: sừng phù mặt, mắt có dữ, viêm kẽ phổi xung huyết hoặc tụ huyết, viêm phổi dính sườn, phế nang nhiều dịch viêm, sưng hạch lympho to và ngày càng cứng có màu trắng hoặc nâu sáng, sưng gan lách, tổn thương ruột . Heo đực teo ống sinh tinh. Thai bị sảy thưởng nhỏ con, còi cọc.
4. Phòng bệnh bệnh heo tai xanh
Cần thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng đảm bảo an toàn sinh học:
- Vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên: sạch sẽ, thoáng mát, giảm mùi hôi chuồng.
- Thực hiện biện pháp “cùng vào cùng ra”.
- Cho ăn cám có bổ sung thuốc, vitamin và khẩu phần ăn đủ theo nhu cầu.
- Nhập lợn mới có kiểm dịch, hạn chế nhập khi bị dịch đe doạ.
- Loại bỏ những con ốm yếu, còi cọc ra khỏi đàn.
- Sử dụng nguồn tinh trùng có nguồn gốc, kiểm tra kĩ càng.
- Tiêm phòng vaccine phòng bệnh Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo hay có tên thông thường là vaccine heo tai xanh. Thời gian và liều lượng tiêm phòng mỗi loại vaccine có chút khác nhau, nên liên hệ thú y địa phương chọn loại vaccine phù hợp.
5. Điều trị bệnh heo tai xanh
Khi trại có bệnh, cần loại bỏ những con bệnh quá nặng và tách riêng những con bệnh và con khoẻ để điều trị riêng. Không nhập thêm lợn khoẻ vào trại, giãn mật độ nuôi ra tối đa, nếu thấy heo có biểu hiện bệnh thì không nên cho tắm, chỉ cần rửa sạch chuồng và vệ sinh nhiều lần bằng chất sát trùng.
Do bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, bà con nên dựa vào biểu hiện của heo mà lựa chọn thuốc để điều trị triệu chứng ấy như hạ sốt, giải độc gan thận, giảm ho, giảm đau, kháng viêm và bổ sung thêm thuốc trợ sức, vitamin để tăng cường miễn dịch.
Xem thêm một số sản phẩm vitamin và trợ sức: VITAMIX PLUS, SUPPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL.
Xem thêm một số sản phẩm: hạ sốt (ANAGIL C, ANA C), giải độc gan thận (GIẢI ĐỘC GAN-LỢI MẬT), giảm ho (BROMHEXIN PLUS), kháng viêm (KETOFEN, FLUNIXIN)
Vì bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch của heo là cơ hội cho những bệnh lây truyền khác, có thể sử dụng thêm một số kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa bội nhiễm như: amoxcillin, tetracyllin.
Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: TERRAMYCIN, OXYTETRACYLLIN, DOXYCILLIN, AMOXCILLIN TRIHYDRATE,…
Lưu ý:
- Không dùng thuốc kháng viêm corticoid như Dexamethasone, Prednisolon. Kháng sinh nên dùng đủ liệu trình và phổ rộng.
- Cần kiên trì điều trị từ khoảng 2 tuần mới có thể hết bệnh, theo dõi và xử lý khi heo sốt bằng thuốc hạ sốt khi có con sốt cao.
- Nên cho tất cả heo uống nước đủ, con nào không tự uống thì nên giúp chúng uống thì mới chữa trị tốt.
- Khi thú chết do bệnh tai xanh: không tự ý giết mổ, bán tháo hay vứt xuống sông mà nên chôn sâu dưới đất có rắc vôi bột.
Mong qua bài viết Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo, đội ngũ kỹ thuật của Thiên Quân giúp ích được bà con trong công tác phòng chống, chữa trị hiệu quả. Cảm ơn bà con đã theo dõi và quan tâm, chúc bà con chăn nuôi thành công.
Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.
Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!
Bài viết liên quan
KỸ THUẬT NUÔI BÒ LẤY THỊT
KỸ THUẬT NUÔI BÒ LẤY THỊT Nuôi bò lấy thịt là một nghề quan trọng [...]
KỸ THUẬT NUÔI THỎ
KỸ THUẬT NUÔI THỎ Kỹ thuật nuôi thỏ là một ngành nông nghiệp hứa hẹn, [...]
MÔ HÌNH NUÔI HEO HỘ GIA ĐÌNH
MÔ HÌNH NUÔI HEO HỘ GIA ĐÌNH Chăn nuôi heo là một nghề có truyền [...]
KỸ THUẬT NUÔI GÀ LẤY THỊT
KỸ THUẬT NUÔI GÀ LẤY THỊT Theo Cục chăn nuôi trong năm 2022 tổng đàn [...]