BỆNH DO CIRCO VIRUS TRÊN HEO

Circo virus đã được các nhà khoa học tìm thấy từ những năm cuối thập niên 90. Virus được tìm thấy lần này khác với Porcine Circovirus (PVC) được tìm thấy trên môi trường tế bào thận heo PK15 trước đó. Nên PVC được chia ra thành 2 kiểu gen là PVC1 và PVC2.

Trong đó, PVC2 liên quan đến các hội chứng: gầy còm ở heo sau cai sữa, viêm da và viêm thận, viêm đường hô hấp, rối loạn sinh sản.

Hôm nay, Thiên Quân mời bà con cùng tham khảo về một số hội chứng do PVC2 gây ra, để có thêm những thông tin hữu ích trong việc phòng chống, điều trị các hội chứng trên dựa trên bài viết sau.

1. PCV2 là gì?

PCV2 thuộc giống Circovirus, họ Circoviridae. Đây là một loại ADN virus đơn sợi, không có vỏ bao bọc. Những đặc tính sinh học của loại virus này chưa được hiểu biết đầy đủ, chúng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

PVC2 không bền với nhiệt, có thể tiêu diệt chúng trong nhiệt độ 70°C trong vòng 15 phút, bất hoạt khi pH=3 và bằng chloroform.

Có thể tiêu diệt PCV2 bằng các chất sát trùng thông thường như: iodine, cồn, chlorhexidine, formaldehyde trong vòng 10 phút sát trùng.

PCV2 gây bệnh trên nhiều loài heo kể cả heo rừng. Bệnh lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp qua đường mũi miệng giữa heo bệnh và heo khoẻ và sự tiếp xúc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, công nhân…

Virus có nồng độ cao trong phân, đường hô hấp, tinh dịch của heo. Circovirus làm suy yếu hệ miễn dịch của heo khi nhiễm bệnh tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập và gây bệnh.

2. Triệu chứng và bệnh tích:

2.1 Hội chứng gầy còm heo sau cai sữa (PMWS):

Triệu chứng:

  • Những con heo sau cai sữa có độ tuổi từ 2 – 4 tháng tuổi thường mắc thể này với tỷ lệ mắc từ 4 – 30% và tỷ lệ chết từ 4 – 20%.
  • Khi mắc hội chứng này, heo con thường có các biểu hiện như: da nhợt nhạt (có thể bị hoàng đản), một vài trường hợp tiêu chảy, còi cọc hơn so với các con cùng lứa, chậm tăng trưởng. Hội chứng này thấy rõ khi xuất chuồng, các con heo khoẻ mạnh đạt khoảng 100kg thì heo mắc hội chứng này chỉ khoảng 30kg.

Khi mắc hội chứng này, heo con thường có các biểu hiện như: da nhợt nhạt (có thể bị hoàng đản), một vài trường hợp tiêu chảy, còi cọc hơn so với các con cùng lứa, chậm tăng trưởng. Hội chứng này thấy rõ khi xuất chuồng, các con heo khoẻ mạnh đạt khoảng 100kg thì heo mắc hội chứng này chỉ khoảng 30kg.

Heo mắc bệnh còi cọc, trọng lượng không đồng đều

Bệnh tích:

  • Sự thay đổi kích thước của hạch lympho ở cổ: giai đoạn đầu sưng to, khi bệnh tiến triển thì trở về kích thước bình thường thậm chí là bị teo.
  • Bệnh tích ở phổi: trong trường hợp bệnh kéo dài, có hiện tượng viêm xơ hóa quanh phế quản.
  • Bệnh tích ở thận: viêm không mủ tổ chức kẽ, có nhiều điểm viêm với sự thâm nhiễm của tế bào lâm ba heo được quan sát ở nhiều mô của các cơ quan, nội tạng.

2.2 Hội chứng viêm da và viêm thận:

Hội chứng này gây nhiễm trên cả heo con, heo thịt, heo trưởng thành với tỷ lệ mắc thấp nhưng tỷ lệ chết cao đối với đàn heo trên 3 tháng nhưng tỷ lệ này lại thấp với đàn dưới 3 tháng.

(Source: Opriessnig et al., 2007)

Triệu chứng:

Hội chứng này gây nhiễm trên cả heo con, heo thịt, heo trưởng thành với tỷ lệ mắc thấp nhưng tỷ lệ chết cao đối với đàn heo trên 3 tháng nhưng tỷ lệ này lại thấp với đàn dưới 3 tháng.

  • Các triệu chứng được ghi nhận là: chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, có thể sốt, heo lười đi lại thường nằm một chỗ.
  • Da: phát ban đỏ, xuất phát từ chân sau và mông rồi lan ra khắp cơ thể. Sau đó các nốt khô, nhạt màu dần và để lại sẹo.

Bệnh tích:

  • Viêm và hoại tử trên da. Hai thận sưng to, trên bề mặt có những nốt hoại tử có mủ, phù thũng. Hạch lympho sưng đỏ, lách bị nhồi máu.

2.3 Hội chứng rối loạn sinh sản

Virus tấn công vào nhau thai gây chết thai, sẩy thai. Các nghiên cứu về hội chứng này vẫn chưa rõ ràng.Heo con mới sinh mắc PCV2 triệu chứng không rõ ràng, xác heo con chết thấy bị tổn thương cơ tim, tắc nghẽn gan.

Chẩn đoán:

  • Phân biệt hội chứng gầy còm ở heo với đói, suy dinh dưỡng, thiếu nước, loét dạ dày.
  • Phân biệt hội chứng viêm da viêm thận với viêm da do ban nước, viêm da do Staphylococcus, viêm da do ghẻ, viêm da do suy dinh dưỡng.
  • Phân biệt hội chứng rối loạn sinh sản với các bệnh PRRS.

Chẩn đoán heo có nhiễm bệnh hay không, mắc hội chứng nào dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích. Để chính xác hơn, có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm như: phản ứng hoá mô miễn dịch, huyết thanh học, PCR.

3. Phòng bệnh:

3.1 Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học.Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tách những con gầy yếu ra khỏi đàn.Xem thêm các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin nhằm nâng cao khả năng tự miễn dịch cho đàn heo:Hạn chế sự tiếp xúc giữa heo với heo, hạn chế các tác nhân gây stress.

3.2 Phòng bệnh bằng vaccine:

Có 2 liệu trình tiêm phòng được áp dụng tại Việt Nam:

  • Liệu trình 1: một liều duy nhất vào ngày thứ 14 – 21 ngày tuổi.
  • Liệu trình 2: lần đầu vào ngày 14 – 21 và nhắc lại một liều nữa sau 21 ngày.

4. Điều trị:

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này. Để giảm triệu chứng của bệnh, việc hạ sốt, kháng viêm và sử dụng kháng sinh để đối phó với vi khuẩn nhiễm thứ phát là quan trọng.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE)

Xem thêm một số loại kháng sinh phổ rộng như: OXY LA, TYLOSIN 5%, GENTATYLAN, LICOMYCIN 10%

Tăng cường sức đề kháng cho động vật, có thể sử dụng các loại thuốc bổ và vitamin.

Xem thêm các sản phẩm: vitamin (VITAMIN B1 INJ, VIT B PLUS, ASCORBIC), thuốc trợ sức (GLUCOSE 5%, BUTASAL).

Ngoài ra, việc cách ly con bệnh và con khỏe cùng việc sát trùng chuồng trại hàng ngày để tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi cũng rất quan trọng.Cảm ơn bà con đã dành thời gian theo dõi bài viết,

Thiên Quân mong bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong việc phòng chống và chữa trị bệnh do circo virus trên heo.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon