BỆNH ĐẬU GÀ: PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Đậu gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với những triệu chứng điển hình là các nốt đậu trên vùng da không có lông, khi gà mắc bệnh ở thể da. Với thể bạch hầu, gà bị ảnh hưởng đến đường hô hấp và tiêu. Dù bệnh có tính lây lan chậm nhưng những nốt đậu nhiễm trùng mới thực sự gây nguy hiểm cho gà, sau khi hết bệnh các nốt đậu làm mất thẩm mỹ đối với gà thương phẩm. Để nhận biết, phòng và điều trị bệnh đậu gà hiệu quả Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết Bệnh đậu gà dưới đây.

Courtesy of Dr. Jean Sander

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đậu gà?

Tác nhân gây bệnh đậu gà là Fowlpox virus (FPV), loại virus thuộc giống Avipoxvirus trong họ Poxviridae. Virus FPV là một loại ADN virus, kích thước khá lớn.

Courtesy of Dr. Deoki Tripathy

Bệnh đậu gà có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, tại Việt Nam đậu gà luôn tồn tại thường trực.

Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong thường thấp nếu gà chỉ bị nhiễm đậu gà. Những tỷ lệ này sẽ tăng lên nếu gà mắc thêm những bệnh nhiễm trùng khác như bạch hầu, các ngoại – nội độc tố.

Bệnh đậu gà gây ảnh hưởng nhiều nhất đến gà và gà tây, ngoài ra nó còn gây bệnh trên nhiều loài chim khác. Đậu gà gây bệnh trên nhiều lứa tuổi, ở những con gà có mào to thường mắc bệnh cao hơn, những trại gà có điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao hơn (có thể hơn 50%).

Phương thức truyền lây:

Truyền lây trực tiếp khi gà bệnh tiếp xúc với gà khoẻ qua các tổn thương trên da, qua tuyến lệ đường hô hấp. Con người, vật dụng, thiết bị, thức ăn nước uống, các loài côn trùng là vector gián tiếp làm lây lan mầm bệnh.

Cơ chế sinh bệnh:

Ở da: virus nhân lên tại chỗ sau đó vào máu, từ máu vào các cơ quan. Tại da virus làm lớp thượng bì tăng sinh nhanh chóng rồi thoái hoá tạo thành các nốt mụn, mặt ngoài các tế bào thượng bì chết tạo thành lớp vảy khô. Bên dưới lớp thượng bì các tế bào mỡ bị thoái hoá, tạo thành các túi dịch đặc quánh, các phản ứng viêm thể hiện rõ ranh giới những vùng bị ảnh hưởng.

Ở niêm mạc: cũng tương tự như ở da. Phản ứng viêm diễn ra, các tế bào bạch cầu và tế bào hoại tử tạo thành một lớp màng giả phủ lên niêm mạc (lớp màng giả khá giống với triệu chứng ở bạch hầu nên còn gọi là thể bạch hầu). Niêm mạc bị tổn thương, thoái hoá, hoại tử và càng lấn vào sâu bên trong.

2. Triệu chứng:

Thời gian nung bệnh từ 4 – 10 ngày. Bệnh có 2 thể: thể ngoài da và thể bạch hầu.

Thể ngoài da:

Hanem Elsharkawy

Nốt đậu xuất hiện ở các vùng da không có lông, ít lông như mào, mí mắt, khoé mắt, khoé miệng, yếm, mặt trong cánh, da chân, quanh hậu môn. Bệnh diễn biến từ 2 – 8 tuần.

Đặc điểm các nốt đậu:

Nốt sần khi mới xuất hiện màu đỏ, đỏ xám và kích thước lớn dần gần bằng hạt đậu. Các nốt đậu có thể xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành từng cụm, nếu xuất hiện thành từng cụm thì da vùng đó trở nên sần sùi. Bên trong nốt đậu có mủ sánh như kem, các nốt đậu lâu dần chuyển sang màu đậm, đóng vảy, lành bệnh và cuối cùng là lành sẹo. Nếu các nốt đậu vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm, hoại tử dễ bị nhiễm trùng thứ phát.

Vị trí xuất hiện nốt đậu và các triệu chứng đi kèm:

Mào gà sần sùi như hoa bắp cải.

Nốt đậu ở mắt làm gà chảy nước mắt, khó nhìn.

Nốt đậu miệng gà làm gà khó mổ thức ăn, nên con vật trở nên biếng ăn.

Nốt đậu ở mũi làm gà khó thở, chảy nước mũi.

Nốt đậu xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể làm con vật sốt, bỏ ăn.

Thể bạch hầu:

Thường gặp ở gà con.

Các triệu chứng không điển hình như sốt, lờ đờ, bỏ ăn, cảm mạo.

Các triệu chứng điển hình như

Miệng chảy ra nhớt có mủ lẫn lớp màng giả.

Đau niêm mạc vùng hầu họng. Viêm lan từ vùng hầu họng, khí quản rồi mới lan ra vùng niêm mạc của mắt, mũi, miệng. Lớp màng giả khá dày và ăn sâu vào niêm mạc, khi bóc lớp màng đó ra có thể thấy rõ vùng niêm mạc đó bị lở loét.

Viêm màng tiếp hợp ở mắt làm mủ màu vàng xám che cả mắt.

Những trường hợp nặng lớp màng giả bịt kín xoang mũi làm gà khó thở, hay bị ở mắt quá nặng dẫn đến mù. Vùng đầu biến dạng, mất cân đối nếu bị sưng viêm quá nặng.

Chẩn đoán:

Bà con có thể chẩn đoán bệnh đậu gà dựa trên những triệu chứng đã được nêu. Bệnh cần phân biệt với một số bệnh khác trên gà như: Viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Newcatsle, nấm phổi, thiếu vitamin A.

Các chẩn đoán đem lại kết quả chính xác cao hơn: phương pháp làm tiêu bản, phân lập virus, phản ứng huyết thanh học.

3. Bệnh tích:

Vi thể:

Các tế bào biểu mô tăng sinh và trương to.

Tìm được thể Bollinger trong nguyên sinh chất tế bào gây ra hiện tượng huỷ hoại tế bào.

Đại thể:

Có thể thấy rõ các nốt đậu ngoài da, các vết sẹo.

Những nốt hoại tử trên bề mặt các nội quan: gan, thận, lách.

Tim nhạt màu do bị thoái hoá cơ tim. Phổi bị tụ máu và dịch.

Ruột tụ máu ở niêm mạc.

4. Phòng bệnh:

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh:

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn heo, quy trình vệ sinh phòng bệnh cần được thực hiện một cách đều đặn và kỹ lưỡng. Hằng ngày, việc kiểm tra sức khỏe, cung cấp nước và thức ăn sạch, cũng như loại bỏ chất thải là các hoạt động quan trọng. Định kỳ, việc làm sạch toàn bộ chuồng và kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật và bảo vệ sức khỏe của đàn heo. Cuối cùng, việc tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình chăm sóc và xử lý đàn heo đảm bảo môi trường làm việc an toàn và ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh. Tất cả những nỗ lực này đều giúp đảm bảo rằng đàn heo được nuôi dưỡng và duy trì trong môi trường sạch sẽ và an toàn.

Ngoài ra phòng bệnh tốt hơn cần tạo cho gà có sức khoẻ, hệ miễn dịch tốt bên cạnh việc xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng và tạo môi trường sống thoải mái cho gà.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung vitamin cho gà: ADE BC COMPLEX C, AMINO, NUTRITION, VITA CHICK,…

Phòng bệnh bằng vaccine:

Hiện nay vaccine Đậu gà nhược độc được dùng phổ biến. Vaccine dùng cho gà khi đạt 4 tuần tuổi và nhắc lại mỗi năm. Đối với gà đẻ tiêm phòng 1 – 2 tháng trước khi đẻ, không tiêm cho gà đang đẻ.

5. Điều trị:

Cũng như các bệnh do virus khác, không có thuốc đặc trị đậu gà. Để giảm triệu chứng của bệnh, việc hạ sốt, kháng viêm và sử dụng kháng sinh để đối phó với vi khuẩn nhiễm thứ phát. Vệ sinh các nốt đậu trên gà bằng nước muối sinh lý sau đó dùng thuốc sát trùng vết thương, đối với mắt bị viêm thì dùng thuốc nhỏ mắt cho gà.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANAGIL C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE)

Xem thêm một số loại kháng sinh phổ rộng như: OXY L.A, TYLOSIN 5%, GENTATYLAN, LICOMYCIN 10%, AMOXCILLIN TRIHYDRATE, AMPI COLI,…

Công ty Thiên Quân xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bà con đã dành thời gian quý báu để theo dõi bài viết về bệnh Đậu gà. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin và kiến thức được chia sẻ sẽ giúp ích cho việc quản lý và chăm sóc sức khỏe của đàn gia súc của quý vị.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân.

 

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon