MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ HỘ GIA ĐÌNH

Chăn nuôi bò hộ gia đình là một hình thức chăn nuôi phổ biến phù hợp với nhiều gia đình muốn chăn nuôi với quy mô nhỏ. Chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình có ưu điểm là yêu cầu kỹ thuật không cao, nguồn vốn thấp, tận dụng được đất vườn, thức ăn tại địa phương và tạo được nguồn thu ổn định cho bà con. Trong thực tế, chăn nuôi bò theo kiểu hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao và có sức ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi cả nước. Bà con có thể nuôi bò theo hướng lấy thịt, lấy sữa hoặc kiêm dụng tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và thị hiếu của địa phương. Để hiểu rõ hơn về mô hình nuôi bò hộ gia đình, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết bên dưới về cách chọn giống bò, xây dựng chuồng trại, cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh và vệ sinh thú y sao cho việc chăn nuôi bò đạt hiệu quả nhất.

1. Xây dựng chuồng trại:

VNA/VNS Photo Vũ Sinh

Lựa chọn nơi xây dựng chuồng trại cho bò:

Hướng Đông Nam và Nam: Để bảo vệ đàn bò khỏi gió lạnh trong mùa đông và giữ cho chuồng mát mẻ trong mùa nóng, chuồng nên được xây dựng hướng về phía Nam và Đông Nam.

Vật liệu xây dựng: Vật liệu xây dựng có thể sử dụng từ thiên nhiên như gỗ hoặc tre, hoặc sử dụng vật liệu hiện đại như xi măng và sắt để đảm bảo tính bền vững và độ an toàn của chuồng.

Vị trí lý tưởng: Vị trí xây dựng chuồng bò nên được lựa chọn cẩn thận. Nó nên cách xa khu vực dân cư đông đúc để tránh gây phiền toái cho hàng xóm xung quanh và gây ô nhiễm. Tránh xây trại gần các trục đường giao thông chính hay xây gần các trại chăn nuôi khác để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Hãy đặt chuồng ở những vị trí có đất cao, thoát nước tốt, nguồn nước dễ tiếp cận để đảm bảo sự thuận tiện cho người chăn nuôi, sự thông thoáng, thoải mái cho đàn bò.

Nguồn nước sạch: Nhu cầu về nước là một yếu tố quan trọng trong chăn nuôi bò. Hãy đảm bảo rằng có nguồn nước sạch để phục vụ chăn nuôi một cách hiệu quả.

Chuồng cho bò:

Mỗi ô chuồng nuôi tối đa 4 con.

Kiểu chuồng đơn hoặc chuồng kép với lối đi ở giữa.

Nền chuồng xi măng, có độ nhám và độ dốc nhẹ để thoát nước.

Chiều cao chuồng 3 – 3.5 m.

Trang bị máng ăn dọc hành lang (50 – 60 cm rộng, 60 – 80 cm cao).

Máng uống rộng 60 cm, cao 40 cm.

Chuồng cho bê:

Có thể tinh chỉnh sao cho phù hợp kích thước của bê.

Mỗi con bê nên có không gian từ 2 – 4 m2 .

Chỗ đứng cho bê 15 ngày – 6 tháng: 1,2 m * 2m.

Máng ăn, máng uống trải dài theo độ dài của chuồng.

2. Giống:

Các giống bò thịt được nuôi phổ biến hiện nay: tham khảo phần giống của bài viết Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt.

Các giống bò sữa phổ biến:

Giống bò HF:

Có nguồn gốc từ Hà Lan.

Cái trưởng thành có trọng lượng từ 450-750kg, trong khi đực trưởng thành nặng từ 750-1100kg.

Sản lượng sữa trung bình mỗi chu kỳ (10 tháng) là từ 5000-8000 kg, với tỷ lệ mỡ sữa thấp, trung bình là 3,3-3,9%.

Bò Jersey:

Có nguồn gốc từ Anh.

Trọng luọng khi trưởng thành ở bò cái 400 – 600 kg, bò đực là 600 – 800 kg.

Sản lượng sữa: 8000 kg mỗi chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa khoảng 4,7%.

Bò Brow Swiss:

Là một giống bò đến từ Thuỵ Sỹ.

Trọng lượng con cái trưởng thành là 590 – 640 kg, con đực là khoảng 900 kg.

Sản lượng sữa hơn 9000 kg, tỷ lệ mỡ sữa khoảng 4%.

Bò Ayshire:

Có nguồn gốc từ Scotland.

Bò đực và cái trưởng thành khoảng 450 – 600 kg.

Sản lượng sữa khoảng 9100 kg, tỷ lệ mỡ sữa 4,2%.

3. Dinh dưỡng:

Các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của bò:

Thức ăn xanh:

Các loại cỏ cho bò được trồng phổ biến: cỏ voi, ghine mombasa,  ghine TD58, mulato 2, paspalum, inh lăng alfalfa, ruzi, sudan lai ss1055, keo dậu,…

Các loại phụ phẩm từ rau, củ, quả ở địa phương chứa nhiều dinh dưỡng, vị thơm ngon và tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn cho bà con.

Thức ăn tinh:

Là các loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng dạng tinh bột: cám, bột bắp, bã đậu nành, các loại khoai. Để tiết kiệm chi phí không cần mua các loại thức ăn chất lượng cao như của người, các loại thức ăn tinh của người nhưng ngoại hình không đẹp mắt, các phần phụ phẩm sẽ có giá thấp hơn.

Thức ăn bổ sung vitamin và khoáng:

Ở trong tự nhiên các loài vật sẽ tự biết tìm kiếm các chất cần thiết của cơ thể nhưng với điều kiện nuôi nhốt việc bổ sung vitamin và khoáng từ thức ăn tự nhiên khá khó khăn nên bà con thường lựa chọn các chất này từ các sản phẩm premix được tổng hợp sẵn để trộn vào trong thức ăn.

Xem thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng cho bò: : VITAMIN PREMIX, ADE BC COMPLEX C, ĐẠM SIÊU NẠC, VITA-SELEN, VITA THQ, TORA THQ, PREMIX – SUPER FACT, BKC- VITA, VITAMIX PLUS, OTC POLYVIX.

Thức ăn hỗn hợp:

Là loại thức ăn đã được tính toán kỹ càng đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết cho các giai đoạn phát triển của bò. Đối với mô hình nuôi hộ gia đình, thông thường chế độ ăn này sẽ được áp dụng vào giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng như giai đoạn vỗ béo.

Dù bò thịt hay bò sữa đều cần các chất dinh dưỡng như năng lượng, protein, khoáng và vitamin nhưng với hướng khai thác khác nhau thì tỷ lệ các chất này cho hai đối tượng bò là khác nhau.

Bò thịt cần chất dinh dưỡng để tăng trọng, trong khí đó khẩu phần của bò sữa cần nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi bản thân nó và sản xuất sữa.

Khẩu phần ăn cho bò thịt: tham khảo bài Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt.

Khẩu phần ăn cho bò sữa:

Photography by Valdis Skudre, Shutterstock.

Nhu cầu duy trì: cứ 100 kg thì cần 1 ĐVTĂ.

Nhu cầu cho bò sinh trưởng, phát triển và mang thai: 0,5 ĐVTĂ.

Nhu cầu để sản xuất sữa: 0,5 ĐVTĂ kể từ lít sữa thứ 6.

Trong đó mỗi đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) tương đương 1 kg cám loại 1. Mỗi đơn vị thức ăn phải bao gồm khoảng 60 g protein thô, 60 g canxi, 30 g phospho, 10 – 20 g muối.

Khẩu phần ăn hằng ngày gồm 50 – 60 % thức ăn là thức ăn thô xanh, còn lại là khoảng 40 – 50 % là thức ăn hỗn hợp. Ví dụ một con bò cho 20 lít sữa mỗi ngày vậy cần 15*0,5 = 7,5 kg TĂHH (tính lượng TĂHH từ lít sữa thứ 6).

Nước:

Nguồn nước để cho bò uống là nước sạch đủ điều kiện để uống, đã qua xử lý. Thông thường mỗi con bò thịt uống từ 50 – 60 lít mỗi ngày, bò sữa uống từ 70 – 80 lít mỗi ngày. Nơi đặt máng uống nên là ở trong bóng mát và giữ nước được sạch sẽ.

4. Phòng bệnh:

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát hằng ngày. Vệ sinh, sát trùng định kỳ hằng tuần, tháng, trước khi tái đàn và sau khi xuất bán. Thực hiện các quy tắc đảm bảo an toàn sinh học trong chuồng trại.

Phòng bệnh bằng cách tạo cho thú có hệ miễn dịch khoẻ mạnh bằng cách cho thú ăn uống đầy đủ, hạn chế các yếu tố gây stress, tiêu diệt các loài ký sinh trên thú.

Xem thêm các sản phẩm tẩy giun sán: ALBENDAZOLE, IVERMECTIN, LEVA 100, DOMEX.

Phòng bệnh bằng vaccine: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục là những vaccine bắt buộc tiêm phòng trên trâu bò.

5. Vệ sinh thú y:

Vệ sinh nền chuồng bằng vòi nước áp lực lớn và bằng các dụng cụ vệ sinh ít nhất 2 lần trong ngày. Việc vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện trước khi cho ăn. Bà con nên nhớ vệ sinh định kỳ nền chuồng, mái chuồng, trần chuồng để tránh mầm bệnh lưu trú tại những nơi này vì những nơi này thường hay bị bỏ quên và khi phun xịt các chất bẩn mang theo mầm bệnh có thể văng lên trên cao mà chúng ta không để ý đến.

Vệ sinh các dụng cụ thiết bị chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển, máng ăn, máng uống, bên trong lòng ống nước, khai thông cống rãnh thường xuyên bằng các chất sát trùng thông thường.

Nên có hệ thống xử lý nước thải, hầm chứa phân để tránh ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

Thiên  Quân xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bà con vì đã dành thời gian tham khảo bài viết Chăn nuôi bò hộ gia đình. Chúng tôi biết rằng nghề chăn nuôi có nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và chia sẽ đến mọi người những thông tin hữu ích nhất có thể. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin có giá trị và giúp ích được cho bà con trong quá trình chăn nuôi bò hiệu quả. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân.

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon