KỸ THUẬT NUÔI THỎ

Kỹ thuật nuôi thỏ là một ngành nông nghiệp hứa hẹn, với những đặc điểm đặc biệt. Thỏ là một loài động vật sinh sản nhanh, với tuổi sinh sản chỉ 6-7 tháng và thời gian mang thai khoảng 1 tháng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thịt nhanh chóng và hiệu quả.Thức ăn của thỏ rẻ tiền và dễ kiếm, đặc biệt là các loại cỏ rau và lá cây, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thức ăn mà còn giảm cạnh tranh với các gia súc khác. Nuôi thỏ đòi hỏi đầu tư vốn ít và lao động nhẹ nhàng, là một lựa chọn lý tưởng cho gia đình có nguồn tài chính hạn chế. Ngoài ra, thỏ có tốc độ tăng trọng nhanh. Điều này làm cho việc nuôi thỏ trở thành một nguồn cung cấp thịt nhanh chóng và hiệu quả. Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết Kỹ thuật nuôi thỏ để biết thêm chi tiết về quá trình nuôi thỏ bao gồm việc xây dựng chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh cho đàn thỏ để đạt hiệu quả nhất.

1. Xây dựng chuồng nuôi thỏ:

Dù thỏ thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu nhưng môi trường sống thay đổi dễ làm thỏ nhạy cảm nên việc xây dựng chuồng trại cho thỏ vô cùng quan trọng.

Chọn vị trí:

Nơi đất cao, thoát nước tốt.

Người chăn nuôi dễ dàng tiếp cận nhưng phải là nơi yên tĩnh, ít người hay các loài gia súc qua lại.

Ưu tiên chọn những nơi chưa có chăn nuôi để tránh mầm bệnh.

Hướng chuồng tránh bị gió lùa trực tiếp như hướng Tây Nam, hướng Bắc. Thỏ ưa sống ở nơi khô thoáng, mát mẻ, ít ánh sáng.

Nhà nuôi thỏ là nơi đặt lồng thỏ không cần xây dựng quá kiên cố như chuồng cho các gia súc khác. Yêu cầu của nhà thỏ có thể tránh được nắng, nóng, mưa, gió lùa với kích thước tuỳ thuộc vào số lồng nuôi.

Để xác định kích thước thích hợp cho ngăn lồng nuôi thỏ, bạn cần thực hiện các đo lường sau:

Đo chiều ngang ngăn lồng: Đặt thỏ lên một bàn rộng và kéo dài hai chân sau ra, sau đó đo khoảng cách từ mủi thỏ đến cuối hai chân sau. Đây là chiều rộng tối thiểu mà ngăn lồng cần phải có để đảm bảo thỏ không bị chật trong lồng.

Đo chiều dài của ngăn lồng: Khi thỏ di chuyển (nhảy), đo khoảng cách tối đa giữa chân sau khi thỏ chưa nhảy và chân trước khi thỏ phóng tới. Đo này giúp xác định chiều dài cần thiết để thỏ có đủ không gian di chuyển và nhảy trong ngăn lồng.

Đo chiều cao của ngăn lồng: Đảm bảo chiều cao của ngăn lồng phải đủ để thỏ có thể chồm lên và ăn được trên cao. Tùy thuộc vào kích thước của thỏ (lớn hay nhỏ), chiều cao của ngăn lồng có thể thay đổi, nhưng bình quân thường là khoảng 60cm.

Các dụng cụ trong lồng: máng cỏ, máng thức ăn bổ sung, máng uống và ổ đẻ.

2. Giống thỏ:

Hiện nay, chăn nuôi thỏ đang phát triển đa dạng với mục tiêu chính là sản xuất thịt hoặc kết hợp lấy thịt và lông len.

Các giống thỏ hướng thịt phổ biến tại Việt Nam:

Thỏ Newzeland trắng: Đây là giống thỏ phổ biến ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống. Ngoại hình đặc trưng: Toàn bộ cơ thể màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc. Thỏ trưởng thành đạt từ 4,5 – 5 kg, có khả năng đẻ từ 5 – 6 lứa mỗi năm, mỗi lứa từ 6 – 7 con.

Thỏ Newzeland trắng: Đây là giống thỏ phổ biến ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống. Ngoại hình đặc trưng: Toàn bộ cơ thể màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc. Thỏ trưởng thành đạt từ 4,5 – 5 kg, có khả năng đẻ từ 5 – 6 lứa mỗi năm, mỗi lứa từ 6 – 7 con.

Thỏ Californian: Giống thỏ Californian nổi tiếng với khả năng mang lại hiệu suất cao cho người chăn nuôi thỏ thương phẩm. Chúng có bộ lông màu trắng tuyết, trừ hai tai thỏ có màu đen, mũi, đuôi và 4 chân có màu tro hoặc màu đen. Thỏ trưởng thành có trọng lượng từ 4 đến 4,5 kg, con đực nặng từ 3,6 đến 4,5 kg và con cái nặng từ 3,8 đến 4,7 kg. Mỗi năm, thỏ đẻ khoảng 5 lứa, với mỗi lứa có khoảng 5-6 con.

Thỏ Californian: Giống thỏ Californian nổi tiếng với khả năng mang lại hiệu suất cao cho người chăn nuôi thỏ thương phẩm. Chúng có bộ lông màu trắng tuyết, trừ hai tai thỏ có màu đen, mũi, đuôi và 4 chân có màu tro hoặc màu đen. Thỏ trưởng thành có trọng lượng từ 4 đến 4,5 kg, con đực nặng từ 3,6 đến 4,5 kg và con cái nặng từ 3,8 đến 4,7 kg. Mỗi năm, thỏ đẻ khoảng 5 lứa, với mỗi lứa có khoảng 5-6 con.

Thỏ Chinchilla: nổi tiếng với khả năng thích nghi với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, với mục tiêu chủ yếu là cho sản xuất len. Giống thỏ này có hai dòng: một dòng nặng ký từ 4,5 – 5 kg (Chinchilla giganta) và dòng khác nhẹ hơn, lúc trưởng thành từ 2 – 2,5 kg. Thỏ Chinchilla có khả năng sinh sản trung bình mỗi lứa từ 6 – 8 con.

Thỏ Chinchilla: nổi tiếng với khả năng thích nghi với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, với mục tiêu chủ yếu là cho sản xuất len. Giống thỏ này có hai dòng: một dòng nặng ký từ 4,5 - 5 kg (Chinchilla giganta) và dòng khác nhẹ hơn, lúc trưởng thành từ 2 - 2,5 kg. Thỏ Chinchilla có khả năng sinh sản trung bình mỗi lứa từ 6 - 8 con.

Nhóm thỏ Việt Nam:

Nhóm thỏ ở Việt Nam nhập từ Pháp cách đây 70 – 80 năm, có nhiều biến thể về màu lông, đặc điểm sinh sản giống thỏ rừng xa xưa. Thỏ thường đẻ liên tục mỗi năm từ 7 đến 8 lứa, với mỗi lứa từ 4 – 11 con, và thường nhổ lông để làm tổ ấm cho con.

Nhóm thỏ lai ở ĐBSCL có tầm vóc lớn, trọng lượng cái trưởng thành từ 3,2 – 3,8 kg và thỏ thịt từ 2,2 – 2,4 kg. Thường nuôi ở ĐBSCL với thức ăn từ rau cỏ địa phương.

3. Dinh dưỡng:

Rau cỏ:

Thỏ ở ĐBSCL có thể ăn nhiều loại cỏ và rau cỏ như rau lang, rau muống, rau trai, lục bình, bìm bìm, địa cúc, và nhiều loại cỏ khác như cỏ lông tây, cỏ lá tre, cỏ mồm, cỏ chỉ, cỏ sả, cỏ ống, cỏ voi, và nhiều loại khác.

Một số loại cỏ họ đậu như clover, stylo, bình linh, so đủa, điên điển, cỏ đậu lá nhỏ, cỏ đậu lá lớn, đậu Bông biếc cùng với các loại cỏ khô và lá đậu khô có thể cho thỏ ăn. Ngoài ra, các phụ phẩm như lá cải, xu hào, rau má, củ cải, cà rốt và vỏ trái cây cũng là lựa chọn tốt. Thậm chí, thỏ có thể ăn cả các loại rau thơm như sả, tía tô, và rau húng thỏ.

Thức ăn tinh:

Bao gồm các loại lúa, ngô, khoai, sắn, và nhiều nguồn thức ăn khác để bổ sung cho chế độ ăn của thỏ. Đối với bắp và lúa, thường ngâm nước để làm mềm trước khi cho thỏ ăn. Việc mọc mầm lúa cho thỏ (mầm dài không quá 1 cm) là một cách tốt để cung cấp dinh dưỡng cho thỏ.

Thức ăn bổ sung protein:

Protein từ động vật như bột cá, bột thịt. Protein từ thực vật là các loại cây họ đậu, các loại bánh dầu.

Thức ăn bổ sung vitamin và khoáng:

Đây là những chất cần lượng nhỏ nhưng không thể thiếu, những chất này có trong các loại rau củ đủ màu sắc. Tuy nhiên, để dễ dàng trong việc phối trộn và không để bị thiếu chất bà con nông dân thường trộn thức ăn với các sản phẩm tổng hợp sẵn các loại chất này như premix.

Thức ăn hỗn hợp:

Là loại thức ăn được tính toán sẵn với hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối. Bà con cần tính toán chi phí tiền thức ăn, giá thành. So với mô hình nuôi nông hộ thì thức ăn hỗn hợp chưa cần thiết, nhưng nếu nuôi quy mô lớn thì thức ăn hỗn hợp cho hiệu quả kinh tế cao.

Nước uống:

Thỏ ăn nhiều nhưng uống nước khá ít. Nước uống cho thỏ nên tìm nguồn nước sạch, có sẵn trong lồng và thay mới mỗi ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng theo từng nhóm thỏ:

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con:

Thỏ con dưới một tháng tuổi cần nhiều cỏ tươi và cám viên để phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Không nên bắt thỏ con ra khỏi mẹ quá sớm.

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ lứa:

Thỏ lứa (từ 3 đến 6 tháng tuổi) nên ăn rau cỏ tươi và cám viên, bắt đầu giảm cỏ khô để phát triển cơ thể. Cung cấp đủ nước và tránh táo bón.

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ mẹ:

Thỏ mẹ, cả khi mang thai và nuôi con, cần nhiều dinh dưỡng gấp đôi hoặc gấp ba so với thỏ lứa. Cần cung cấp đủ chất bột đường, đạm, xơ, khoáng chất và vitamin từ các nguồn thức ăn khác nhau.

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ đực giống:

Thỏ đực giống cần nhiều năng lượng để tăng cường sức lực và thúc đẩy quá trình phối giống. Cung cấp khẩu phần dinh dưỡng tương tự như thỏ mẹ mang thai.

Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thịt:

Thỏ thịt cần chế độ nuôi dưỡng tốt để tăng cân nhanh chóng. Thức ăn chính vẫn là cỏ lá tươi, bổ sung bằng cám gạo, lúa nảy mầm, khô bánh dầu, và một ít thức ăn viên. Hạn chế vận động của thỏ thịt để tiết kiệm năng lượng.

Xem thêm các sản phẩm bổ sung vitamin khoáng cho thỏ: VITAMIN PREMIX, ADE BC COMPLEX C, ĐẠM SIÊU NẠC, VITA-SELEN, VITA THQ, TORA THQ, PREMIX – SUPER FACT, BKC- VITA, VITAMIX PLUS, OTC POLYVIX.

4. Phòng bệnh:

Duy trì vệ sinh chuồng trại hàng ngày, tuần và tháng để bảo vệ sức khỏe của thỏ.

Trước và sau khi nuôi, bà con hãy thực hiện vệ sinh và sát trùng kỹ lưỡng để ngăn ngừa bệnh tật.

Cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt để thỏ có cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại các nguy cơ bệnh từ vi sinh vật và điều kiện xấu.

Tạo môi trường sống lành mạnh và đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn, cùng với việc sử dụng thuốc phòng và điều trị khi cần thiết.

Một số bệnh trên thỏ: bệnh xuất huyết truyền nhiễm, bệnh bại huyết, tụ huyết trùng, cầu trùng, RHDV,bệnh do vật ký sinh,… phòng trị bằng các loại thuốc, kháng sinh, vaccine.

Xem thêm các sản phẩm tẩy giun sán: ALBENDAZOLE, IVERMECTIN, LEVA 100, DOMEX.

5. Vệ sinh thú y:

Vệ sinh hằng ngày 2 lần một ngày: dọn phân, nước tiểu, thức ăn thừa.

Tẩy uế định kỳ mỗi tháng 1 lần.

Vệ sinh sát trùng lồng thỏ, nhà thỏ, các thiết bị chăn nuôi khác sau khi xuất bán và trước khi tái đàn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị và các bạn đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết kỹ thuật nuôi thỏ của chúng tôi, được thực hiện bởi công ty Thiên Quân. Sự quan tâm và quý trọng của quý vị là nguồn động viên quý báu, giúp chúng tôi tiếp tục chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi thỏ. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân.

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon