KỸ THUẬT NUÔI BÒ LẤY THỊT

Nuôi bò lấy thịt là một nghề quan trọng và phổ biến trên khắp đất nước. Sản xuất thịt bò nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm sạch và an toàn. Kỹ thuật nuôi bò không chỉ nói đến những khẩu phần dinh dưỡng giúp bò có nhiều thịt mà còn nói về công tác xây dựng, chọn giống, phòng bệnh và vệ sinh thú y đảm bảo cho việc chăn nuôi thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Để đạt được điều này, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt.

1. Xây dựng chuồng trại:

Các phương thức nuôi bò:

Quảng canh: phương thức nuôi hoàn toàn chăn thả phù hợp với những nơi có diện tích rộng lớn như miền núi nhưng nhược điểm là tăng trưởng chậm, hiệu quả kinh tế không cao, có thể phá hoại rau màu,..

Bán thâm canh: kết hợp chăn thả và nuôi nhốt tại chuồng, phương pháp này có thể bổ sung thêm thức ăn nên tăng trọng tốt hơn.

Thâm canh: là phương pháp nuôi nhốt hoàn toàn, phù hợp với những địa phương có không gian hạn chế với ưu điểm là kiểm soát được nguồn thức ăn nên khả năng tăng trọng tốt hơn và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Xây dựng chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi:

Xây dựng chuồng nuôi hướng Nam và Đông Nam để tránh gió lùa vào mùa lạnh và mát mẻ vào mùa nóng. Vật liệu xây dựng có thể từ thiên nhiên như gỗ, tre  hoặc hiện đại hóa như làm từ xi măng và sắt để chắc chắn hơn. Vị trí xây dựng chuồng bò thịt nên tránh xa những nơi dân cư đông đúc, tránh xa trục đường chính. Nên tìm những nơi có gò đất cao, thoát nước tốt, có nguồn nước sạch để phục vụ chăn nuôi.

Mỗi ô chuồng nuôi tối đa 4 con, có thể bố trí kiểu chuồng đơn truyền thống hoặc chuồng kép có lối đi ở giữa như các mô hình nuôi bò công nghiệp.

Nền chuồng nên đổ xi măng có độ nhám và có độ dốc nhẹ để thoát nước theo rãnh thoát nước tốt hơn. Nên xây chuồng với chiều cao 3 tới 3.5 mét để thông thoáng với mái che dốc để thoát nước.

Trang bị máng ăn dọc theo hành lang, kích thước máng rộng khoảng 50 – 60cm, cao 60 – 80cm, máng uống rộng khoảng 60 cm, cao khoảng 40 cm.

Thiết kế rãnh thoát nước bố trí liên hoàn cho các ô chuồng, dãy chuồng. Hố phân nên xây dựng gần chuồng, phải có vật che chắn để hạn chế ô nhiễm. Có thể tận dùng nguồn phân này làm phân bón hữu cơ, hoặc sử dụng làm hầm khí biogas làm chất đốt.

2. Giống:

Các giống bò thịt hiện nay:

Bò ta vàng Việt Nam: có ưu điểm là chịu được kham khổ tốt, ít bệnh tật, dễ chăm sóc nhưng phẩm chất chưa nổi trội bò đực trưởng thành từ 230 – 250 kg, bò cái khi trưởng thành chỉ đạt 160 – 180 kg.

Bò ta vàng Việt Nam: có ưu điểm là chịu được kham khổ tốt, ít bệnh tật, dễ chăm sóc nhưng phẩm chất chưa nổi trội bò đực trưởng thành từ 230 – 250 kg, bò cái khi trưởng thành chỉ đạt 160 – 180 kg.

Bò Droughmaster: có nguồn gốc từ nước Úc có khả năng nuôi con giỏi, sinh sản tốt. Bò Droughmaster đạt 12 tháng tuổi trọng lượng khoảng 240 – 270 kg và  đến khi 2 năm tuổi bò đạt được khoảng 450 – 600 kg.

Bò Droughmaster: có nguồn gốc từ nước Úc có khả năng nuôi con giỏi, sinh sản tốt. Bò Droughmaster đạt 12 tháng tuổi trọng lượng khoảng 240 – 270 kg và  đến khi 2 năm tuổi bò đạt được khoảng 450 – 600 kg.

Bò Brahman: có nguồn gốc từ Ấn Độ, khi trưởng thành bò đực đạt từ 700 – 1000 kg còn bò cái đạt từ 450 – 600 kg.

Bò Brahman: có nguồn gốc từ Ấn Độ, khi trưởng thành bò đực đạt từ 700 – 1000 kg còn bò cái đạt từ 450 – 600 kg.

Bò 3B (BBB – Blance Bleu Belge): là một giống bò nổi tiếng của Bỉ có thân hình to lớn với bò đực trưởng thành đạt 1100 – 1200 kg, bò cái đạt hơn 700 kg.

Bò 3B (BBB - Blance Bleu Belge): là một giống bò nổi tiếng của Bỉ có thân hình to lớn với bò đực trưởng thành đạt 1100 – 1200 kg, bò cái đạt hơn 700 kg.

Bò Angus: là giống bò có nguồn gốc từ Scotland có 2 màu lông đen (Black Angus) và đỏ (Red Angus), trong đó bò Red Angus được nuôi nhiều hơn. Thịt bò Angus có các vân mỡ nên thịt mềm và béo. Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng từ 800 – 950 kg, bò cái từ 550 – 650 kg.

Bò Angus: là giống bò có nguồn gốc từ Scotland có 2 màu lông đen (Black Angus) và đỏ (Red Angus), trong đó bò Red Angus được nuôi nhiều hơn. Thịt bò Angus có các vân mỡ nên thịt mềm và béo. Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng từ 800 – 950 kg, bò cái từ 550 – 650 kg.

3. Dinh dưỡng:

Thức ăn:

Bò là loại vật nuôi không kén chọn thức ăn, chúng có thể ăn những thức ăn nghèo dinh dưỡng như cỏ, rơm, rạ nhưng cũng cần được cung cấp đủ các chất cần thiết như năng lượng, protein, muối, khoáng, vitamin,… để đảm bảo bò có khả năng tăng trọng nhanh và thịt đạt chất lượng cao.

Các loại thức ăn thô xanh: cỏ tươi, cỏ khô, rơm rạ, các loại cây rau màu, củ quả. Thức ăn cho bò không yêu cầu quá cao như các loài vật nuôi khác, bà con có thể tận dụng phần rau củ quả dư thừa, những phần vụn như bã mía, vỏ khóm, thân cây bắp, dây các loại khoai, thân cây đậu để  tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí thức ăn. Thức ăn thô xanh chiếm 55 – 60% vật chất khô của khẩu phần ăn.

Thức ăn tinh: là các thức ăn cung cấp năng lượng có thành phần chính là tinh bột như cám, bột bắp, bã đậu nành, các loại khoai,… Thức ăn tinh chiếm 40 – 45% vật chất khô trong khẩu phần ăn.

Thức ăn bổ sung khoáng: bột vỏ tôm, sò, ốc, đá liếm. Thức ăn bổ sung vitamin là cho ăn đầy đủ các loại rau màu nhưng việc bổ sung khoáng và vitamin cho bò rất khó. Để bổ sung các loại khoáng và vitamin sao cho đầy đủ bà con nên dùng các sản phẩm premix trộn thức ăn vì các sản này đã có đầy đủ các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho bò.

Để chủ động về nguồn thức ăn cho bò bà con có thể tự trồng cỏ cho bò ăn với những giống cây, cỏ có năng suất cao như: cỏ voi, cỏ Pangola, cỏ Ghine, cây keo dậu.

Để dự trữ thức ăn cho những mùa khô cằn hay mùa lạnh do khó kiếm được thức ăn thì bà con nên bảo quản thức ăn bằng cách phơi khô hoặc ủ chua.

Dinh dưỡng qua các giai đoạn:

Bê theo mẹ (sơ sinh đến 6 tháng): tháng đầu tiên cho bê uống sữa mẹ là chính và tập ăn với một ít thức ăn. Nên tập cho bê ăn khi 2 – 3 tuần tuổi là các loại thức ăn tinh hỗn hợp và tăng dần lượng thức ăn 0,2 -> 0,5 ->1 kg ứng với các tháng tuổi 2 - 5 – 6. Ngoài ra nên bổ sung thức ăn thô như cỏ khô, cỏ tươi, rau củ quả, khoáng và vitamin cho bê con số lượng nhỏ để hệ tiêu hoá quen dần với thức ăn thô xanh, nếu thấy các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy khi ăn loại thức nào thì nên dừng cho ăn loại đó. Lượng vật chất khô mỗi ngày ăn vào từ 2 – 3% khối lượng cơ thể bò.

Bê theo mẹ (sơ sinh đến 6 tháng): tháng đầu tiên cho bê uống sữa mẹ là chính và tập ăn với một ít thức ăn. Nên tập cho bê ăn khi 2 – 3 tuần tuổi là các loại thức ăn tinh hỗn hợp và tăng dần lượng thức ăn 0,2 -> 0,5 ->1 kg ứng với các tháng tuổi 2 – 5 – 6. Ngoài ra nên bổ sung thức ăn thô như cỏ khô, cỏ tươi, rau củ quả, khoáng và vitamin cho bê con số lượng nhỏ để hệ tiêu hoá quen dần với thức ăn thô xanh, nếu thấy các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy khi ăn loại thức nào thì nên dừng cho ăn loại đó. Lượng vật chất khô mỗi ngày ăn vào từ 2 – 3% khối lượng cơ thể bò.

Bê sau cai sữa (7 – 12 tháng): thức ăn thô từ 15 – 20 kg, thức ăn tinh từ 1 – 2 kg.

Bò 13 – 18 tháng tuổi: khoảng 25 kg thức ăn thô và 1,5 kg thức ăn tinh.

Bò 18 – 24 tháng tuôit: khoảng 35 kg thức ăn thô và 2 kg thức ăn tinh.

Mỗi ngày cho bò ăn 2 lần, thức ăn thô xanh có thể xử lý bằng máy băm nghiền thức ăn để bò có thể tiêu hoá hiệu quả hơn.

Xem thêm các sản phẩm bổ sung vitamin khoáng cho bò thịt: VITAMIN PREMIX, ADE BC COMPLEX C, ĐẠM SIÊU NẠC, VITA-SELEN, VITA THQ, TORA THQ, PREMIX – SUPER FACT, BKC- VITA, VITAMIX PLUS, OTC POLYVIX.

Nước uống:

Chọn nguồn nước sạch sẽ, luôn để máng nước đầy cho bò có thể uống đủ. Một con bò trưởng thành có thể uống 50 – 60 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm 20 – 30 g muối ăn vào nước uống.

4. Phòng bệnh:

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại định kỳ hằng ngày, tuần, tháng. Vệ sinh, sát trùng sạch sẽ trước khi tái đàn và sau khi kết thúc đàn.

Phòng bệnh bằng cách giúp bò có cơ thể khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề để thú có sức chống chịu lại các mầm bệnh từ vi sinh vật cũng như các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Để đạt được điều đó bà con cần tạo một môi trường sinh sống lành mạnh, cho ăn đầy đủ và phòng các bệnh kí sinh, nhiễm khuẩn bằng thuốc phòng trị bệnh, bổ sung các loại vitamin, thuốc bổ.

Xem thêm các sản phẩm tẩy giun sán: ALBENDAZOLE, IVERMECTIN, LEVA 100, DOMEX.

Phòng bệnh bằng các loại vaccine: bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục là những vaccine bắt buộc tiêm phòng trên trâu bò.

5. Vệ sinh thú y:

Hằng ngày:

Vệ sinh máng ăn và máng uống: Máng ăn và máng uống cần phải được làm sạch mỗi ngày trước khi bắt đầu quá trình cho ăn và uống hàng ngày. Điều này giúp đảm bảo rằng bò được cung cấp thức ăn và nước sạch, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Quản lý chất thải rắn: Phân bón, rác thải, và thức ăn thừa phải được loại bỏ khỏi chuồng trại định kỳ, thường là 2-3 lần mỗi ngày trước khi bắt đầu cho ăn. Điều này không chỉ giúp duy trì môi trường sạch sẽ trong chuồng mà còn ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tật. Chất thải này cũng cần được chuyển đến nơi xử lý theo quy định.

Vệ sinh nền chuồng: Nền chuồng cần được vệ sinh ít nhất 2 lần trong ngày bằng cách sử dụng cào, chổi, và vòi bơm. Việc này giúp đảm bảo vệ sinh tổng thể của môi trường sống cho bò, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Định kỳ:

Hằng tháng thực hiện vệ sinh sát trùng ít nhất 2 lần, quét vôi lên vách, nền chuồng, rắc vôi vào cống thoát nước sau đó 15 ngày tiến hành phun thuốc khử trùng.

Quét dọn định kì những nơi không thường xuyên với tới, những góc khuất như trần, vách chuồng ở trên cao.

Vệ sinh chuồng trại, sát trùng kĩ càng trước khi tái đàn và sau khi xuất bán.

Thiên Quân xin chân thành cảm ơn tất cả bà con đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết về Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt. Sự quan tâm của quý vị là động viên quý báu cho việc chia sẻ kiến thức và thông tin về ngành nông nghiệp quan trọng này. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích và hấp dẫn. Cảm ơn quý vị và chúc mọi người chăn nuôi thành công.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân.

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon