BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA

Trong giai đoạn nuôi cá trên bè hay ao nuôi thường gặp tình trạng tích tụ mùn bã, bùn, rác và các chất thải dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Đây là môi trường thuận lợi, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh đối với cá nuôi, một trong số đấy là mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn và gây thiệt hại rất lớn. Trong bài viết này Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh, cách phòng chống và điều trị hiệu quả tránh được những tổn thất mà bệnh mang lại.

1. Nguyên nhân gây ra xuất huyết trên da cá ?

Bệnh xuất huyết trên cá tra hay còn được biết đến với cái tên bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng xuất huyết do nhóm vi khuẩn A. hydrophila, A. caviaeA. sobria đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới.

Ở nước ta, bệnh được ghi nhận ở hầu hết khắp vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nuôi cá. Điển hình bởi loài A.hydrophilaA. sobria gây bệnh xuất huyết, phù đầu trên cá tra nuôi thâm canh, nhất là khi cá bị stress do nhiệt độ cao hoặc do các hoạt động nuôi trồng như đánh bắt, vận chuyển.

Các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh xuất huyết như: cá ba sa, cá tra nuôi bè, cá trê, cá nheo… Tỷ lệ tử vong ở cá tra thường từ 30-70%, nhiều loài có thể lên tới 100%. Bệnh này thường  xuất  hiện  nhiều  lần  trong suốt chu kỳ nuôi nên gây ảnh hường lớn đến sự tăng trưởng của cá, kéo dài thời gian nuôi và chi phí điều trị.

2. Biểu hiện của cá tra nhiễm bệnh xuất huyết?

Khi cá tra mắc bệnh sẽ có những dẫu hiệu đầu tiên như: cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi chậm và lờ đờ trên mặt nước.  Da cá tra thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp.

Sau đó, cá xuất hiện nhiều đốm đỏ ở đầu, thân, vây và đuôi. Vết đỏ lan rộng, ăn sâu tạo thành vết loét và gây xuất huyết trên cá.

Khi cá tra mắc bệnh sẽ có những dẫu hiệu đầu tiên như: cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi chậm và lờ đờ trên mặt nước.  Da cá tra thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp. Sau đó, cá xuất hiện nhiều đốm đỏ ở đầu, thân, vây và đuôi. Vết đỏ lan rộng, ăn sâu tạo thành vết loét và gây xuất huyết trên cá.Những nốt xuất huyết khi cá tra nhiễm A. hydrophila

Cá bị bệnh nặng, những vết loét này sẽ ăn sâu tới xương và cơ khiến chúng bị hoại tử. Để lâu ngày, vết loét có màu xám, xung quang miệng vết loét có màu đen.

Cá bị bệnh nặng, những vết loét này sẽ ăn sâu tới xương và cơ khiến chúng bị hoại tử. Để lâu ngày, vết loét có màu xám, xung quang miệng vết loét có màu đen.Những vết loét xuất hiện trên da cá tra

Mắt cá lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.

3. Bệnh tích đặc trưng của bệnh xuất huyết da cá tra?

Khi mổ khám cá tra mắc bệnh, bà con có thể quan sát thấy:

Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá xuất huyết nặng.

Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết.

Khi mổ khám cá tra mắc bệnh, bà con có thể quan sát thấy: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết.
Xoang bụng cá tra xuất huyết và kế phát các bệnh khác

Có trường hợp cá tra 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.

4. Cách phòng chống bệnh xuất huyết da cá tra hiệu quả?

Luôn có vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của bè, ao nuôi, vì vậy để phòng chống bệnh hiệu quả bà con cần thực hiện:

Chọn con giống khỏe mạnh, trước khi nuôi có thể tắm cá qua một số sản phẩm sát trùng để chúng phát triển bình thường.

Tham khảo một số sản phẩm tắm cá: BRONOPOL, THQ-CUSO4,…

Thường xuyên bổ sung các loại vitamin C và men tiêu hóa cho cá định kỳ từ 2 – 3 lần trong 1 tuần để cá có khả năng miễn dịch và đề kháng tốt. Từ đó hạn chế được các bệnh thường gặp trên cá.

Tham khảo một số sản phẩm bổ sung: PRO-MEN, ENROI, SUPER REMIX, LACTOZYME,…

Bạn cũng phải diệt khuẩn định kỳ nguồn nước ao nuôi trong thời gian từ 7 – 10 ngày/lần.

Tham khảo một số sản phẩm xử lý nước ao: PROTECTOL, GLUTABEN, SUPER CLEAR 100, CHLORINE 70.,,,

Ngoài ra, bạn cần phải xổ ký sinh định kỳ 20 ngày/lần đối với cá giống hoặc 30 ngày /lần đối với cá thịt.

Tham khảo một số sản phẩm xổ ký sinh trùng: FENBENDAZOLE, LEVASOL, THQ-PRAZIQUANTEL,…

5. Phương pháp điều trị bệnh

Để điều trị bệnh xuất huyết trên cá, bà con nên thực hiện theo các bước sau:

Sử dụng các chế phẩm, thuốc sát trùng thông thường tắm cho cá từ 30-60 phút. Bên cạnh đó, trộn những loại kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn như: amoxicillin, oxytetracycline, doxycycline, sulfamethoxazol/trimethoprim,…

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: THQ- AMOXICILLIN 50%, THQ-DOXY 20% TÔM, OXYTETRA C PLUS, SULTRIM FOR SHRIMP,…

Xử lý môi trường nước bằng các chế phẩm, thuốc sát trùng. Sau đó, bổ sung men, lợi khuẩn làm ổn định môi trường nước, giúp cá hồi phục nhanh hơn.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung môi trường nước: BACILLUS COMPLEX, CAP 2000, BZT, BACILLUS ZEO,…

Bài viết trên đây là những thông tin mà Thiên Quân muốn gửi đến bà con về bệnh xuất huyết trên cá tra. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có biện pháp tháo gỡ những rắc rối trên ao nuôi nếu cá của bạn gặp phải.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Đội ngũ kỹ thuật Công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon