BỆNH VIÊM NÃO TUỶ TRÊN GIA CẦM

Bệnh viêm não tuỷ trên gia cầm (AE) là một bệnh truyền nhiễm thường xuất hiện trên gà con, chim cút, gà lôi và gà tây. Khi mắc bệnh, con vật thường run rẩy toàn thân đặc biệt là ở phần đầu cổ rất nhiều nên còn được gọi là dịch run. Trước đây, khi chưa có vaccine thì bệnh gây ra thiệt hại rất lớn cho bà con chăn nuôi. Để hiểu thêm về bệnh này, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết bên dưới.

1. Nguyên nhân nào gây bệnh viêm não tuỷ trên gia cầm?

Bệnh viêm não tuỷ là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Avian Encephalomyelitis (AEV) thuộc họ Picornaviridae. AEV là một ARN virus, không có vỏ bọc.

Chúng bền với nhiệt, có khả năng kháng chloroform, acid, các loại enzyme tiêu hoá. Có thể tiêu diệt virus này bằng cách xông hơi formaldehyde và beta-propriolactone.

Gà con dưới 21 ngày tuổi, gà tây, gà lôi, chim cút, chim trĩ là những động vật nhạy cảm với bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở gia cầm được 1-3 tuần tuổi hoặc gia cầm đang trong giai đoạn cho trứng.

Các đường lây truyền được ghi nhận là: đường tiêu hoá (là đường lây chính, virus bị bài thải trong phân của thú bệnh), đường hô hấp và truyền từ mẹ sang con.

Khi xâm nhập được vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá, virus nhanh chóng tăng sinh tại đây đặc biệt là ở tá tràng. Sau đó vào máu, các cơ quan nội tạng và cuối cùng là tấn công hệ thần kinh gây ra các bệnh lý đặc trưng.

2. Triệu chứng của bệnh viêm não tuỷ trên gia cầm

Thời gian nung bệnh từ 5 đến 14 ngày, tỷ lệ mắc bệnh thông thường từ 40-60% và tỷ lệ chết từ 25-50%. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết có thể giảm xuống nếu đàn có miễn dịch từ mẹ.

Gà ít chịu di chuyển, có hiện tượng không kiểm soát được các cơ, khuỵ chân theo tư thế ngồi bệt rồi dần nằm nghiêng sang một bên.

Mắt gà ngày càng mờ rồi bị đục thuỷ tinh thể chuyển sang màu xanh, cuối cùng là bị mù.

Mí mắt sưng, viêm móng mắt và đục thủy tinh thể do bệnh viêm não tủy

Hình (A): Mắt gà bình thường và Hình (B): Mí mắt sưng, viêm móng mắt và đục thủy tinh thể (www.poultrymed.com)

Gà bị run cơ nhất là phần đầu cổ nhìn thấy rõ nhất. Gà con khó di chuyển do bị các triệu chứng trên nên không tìm được thức ăn dẫn đến kiệt sức, đói chết hoặc chết do dẫm đạp lên nhau.

Nếu gà đẻ mắc bệnh này thì tỷ lệ đẻ giảm khoảng 10%, không thấy xuất hiện các triệu chứng thần kinh.

à con khó di chuyển do bị các triệu chứng trên nên không tìm được thức ăn dẫn đến kiệt sức, đói chết hoặc chết do dẫm đạp lên nhau do mắc bệnh viêm não tủy

Ảnh gà con bị ảnh hưởng: CEAC

Có thể chẩn đoán bệnh dựa trên tiền sử bệnh, độ tuổi, triệu chứng đặc trưng và bệnh tích. Cần phân biệt với các bệnh sau: bệnh Newcastle, Marek’s, nhũn não, thiếu vitamin E. Để chẩn đoán chính xác hơn có thể thực hiện các phương pháp: gây bệnh cho phôi gà rồi quan sát triệu chứng và bệnh tích, gây bệnh cho tế bào não phôi gà, phản ứng huyết thanh học.

3. Bệnh tích

Bệnh tích đại thể:

Khó phát hiện bằng bệnh tích đại thể vì không biểu hiện rõ. Các bệnh tích được ghi nhận là: xuất hiện những vùng lấm tấm trắng, phù nề ở não, dạ dày cơ có đám trắng, gà trưởng thành mắt đục thuỷ tinh thể.

Sự phù nề ở não của gia cầm mắc bệnh viễm não tủy (partnersah.vet.cornell.edu)

Sự phù nề ở não của gia cầm mắc bệnh viễm não tủy (partnersah.vet.cornell.edu)

Bệnh tích vi thể:

Tổn thương ở các tế bào thần kinh: tiêu sắc ở phần trung tâm tế bào, hoại tử, gia tăng tế bào thần kinh đệm, thực bào.

Courtesy of Dr. Tahseen Abdul-Aziz

Tổn thương ở các tế bào thần kinh: tiêu sắc ở phần trung tâm tế bào, hoại tử, gia tăng tế bào thần kinh đệm, thực bào.

Courtesy of Dr. Tahseen Abdul-Aziz

Bệnh tích ở hệ thần kinh trung ương: viêm não tuỷ không mủ, viêm hạch sống lưng. Thần kinh ngoại biên (trừ tiểu não) và tuỷ sống bị thâm, viêm, thoái hoá.

Sự tăng sinh tế bào: các tế bào thần kinh đệm, các tế bào lympho ở nội tạng.

4. Phòng bệnh

Phòng bệnh bằng cách vệ sinh:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại kết hợp các biện pháp an toàn sinh học.Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất cho đàn gà.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, vitamin: GLUCOSE KC, SUPPER VITAMIN, VITAMIN C 121, VITAMIX PLUS, …

Phòng bệnh bằng vaccine:

Dùng vaccine cho gà đẻ trứng từ 12-15 tuần tuổi là hữu hiệu nhất, vì bản thân gà có miễn dịch và có thể truyền sang con. Kháng thể gà con nhận được sẽ bảo hộ được chúng từ 2-3 tuần sau khi nở.

Tiêm vaccine lần đầu vào tuần thứ 10-14, khả năng miễn dịch có sau khoảng 3 tuần.

5. Điều trị

Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Đầu tiên cần loại bỏ những con yếu, liệt, không thể chữa ra khỏi đàn rồi mới tiến hành điều trị.

Để giảm thiểu thiệt hại cần bổ sung thêm năng lượng, nước, điện giải, vitamin kịp thời bằng các cách như hạ thấp máng ăn xuống sát nền, bắt các con bị liệt ra chăm sóc riêng, có thể bơm nước riêng.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung vitamin, thuốc trợ sức: GLUCOSE 5%, ADE B.COMPLEXBUTASAL, …

Phòng ngừa nhiễm trùng kế phát bằng các kháng sinh phổ rộng như Neomycin, Sulfonamide, Amoxcillin,… có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp các loại kháng sinh. Khi kết hợp phổ kháng khuẩn sẽ rộng hơn.

Xem thêm một số kháng sinh: NEOLISTIN, SYNAVET, ÚM GIA CẦM, GENTAMOX, COLOAMOX, CLAMOX,…

Mong bài viết có thể giúp bà con phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm hiệu quả.

Cảm ơn bà con đã dành thời gian quan tâm đến các bài viết của Thiên Quân. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon