BỆNH VIÊM DA NHIỄM KHUẨN TRÊN HEO

Da là một lớp màng bảo vệ cực kì quan trọng của cơ thể đối với các tác nhân xâm hại bên ngoài. Cũng như các loài vật nuôi khác, heo dễ dàng bị mắc các bệnh về da đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay. Khi gặp những bất thường trên da của heo, bà con cần phân biệt để có hướng điều trị đúng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn heo.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da nhiễm khuẩn trên heo:

Loài vi khuẩn được tìm thấy gây ra bệnh viêm da chủ yếu là Staphylococcus hyicus. Đây là một loại cầu khuẩn Gram dương có sức đề kháng khá cao ngoài môi trường. Loài này luôn tồn tại trong môi trường sống. Bệnh gây hại thường trên heo con dưới 8 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết từ 5-90% tuỳ vào tình trạng bệnh của từng trại.

Khi có điều kiện thuận lợi vi khuẩn sẽ tấn công và nhân lên để gây bệnh , một số nguyên nhân sau đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Staphylococcus hyicus xâm nhập vật chủ:

  • Heo bị mụn nước do Parvovirus hay do virus đậu heo, các mụn nước này là nơi thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập
  • Các tổn thương cơ học do heo cắn nhau, do xây xát với môi trường cùng với điều kiện vệ sinh kém
  • Các vết thương do ký sinh trùng để lại như ve, rận
  • Heo bị nấm da, vẩy phấn hồng
  • Chuồng trại kém vệ sinh, không thông thoáng và độ ẩm không khí cao làm heo dễ bị stress dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Mất cân bằng hệ vi sinh vật trên da: bình thường trên da có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Các vi khuẩn vẫn tồn tại nhưng không gây bệnh, nếu mất cân bằng làm một loại vi khuẩn nào phát triển nhiều hơn bình thường sẽ gây bệnh

Loài vi khuẩn được tìm thấy gây ra bệnh viêm da chủ yếu là Staphylococcus hyicus

Nhuộm gram vi khuẩn Staphylococcus hyiccus

2. Truyền lây của bệnh viêm da nhiễm khuẩn trên heo:

Viêm da truyền nhiễm do Staphylococus Hyicus có thể truyền trực tiếp từ mẹ sang con, do tiếp xúc da hay dịch tiết từ heo bệnh. Lây truyền từ dụng cụ, thức ăn hay bất cứ vật gì có nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém vi khuẩn lưu trú nhiều nơi trong chuồng nuôi, nên phân nước tiểu cũng có thể là vật trung gian lây bệnh. Ngoài ra chim, chuột, côn trùng cũng có thể mang vi khuẩn đến.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm da nhiễm khuẩn là những vùng thường xuyên cọ xát với nền, chuồng như má, gối và mông xuất hiện những đốm nâu.

Bệnh viêm da tiết dịch trên heo

3. Triệu chứng của bệnh viêm da nhiễm khuẩn trên heo:

Bệnh thường xảy ra trên heo con từ 5-35 ngày tuổi. Các triệu chứng đầu tiên là những vùng thường xuyên cọ xát với nền, chuồng như má, gối và mông xuất hiện những đốm nâu. Sau đó vài ngày lan ra những vùng da mỏng như bụng, nách, bẹn. Heo chán ăn và ít vận động. Các đốm viêm ngày càng đậm màu có có dịch viêm xung quanh gây lở loét da.

Các đốm viêm của bệnh viêm da tiết  ngày càng đậm màu có có dịch viêm xung quanh gây lở loét da.

Các nốt viêm nhiễm chuyển từ nâu sang đen do hoại tử ở heo bị viêm da tiết dịch

Các nốt viêm nhiễm chuyển từ nâu sang đen do hoại tử ở heo bị viêm da tiết dịch

Khi khô dịch viêm làm bết lông và sậm màu vùng lông đó. Bệnh không gây ngứa và sốt, có thể điều trị khỏi nhưng để lại sẹo trên da. Thể cấp tính bệnh diễn biến nhanh từ 24 – 48 giờ, các vết loét lớn rỉ dịch viêm làm heo bị mất nước, mất điện giải, mất protein huyết thanh à Là các nguyên nhân gây chết nếu không can thiệp kịp thời

4. Điều trị bệnh viêm da truyền nhiễm trên heo:

Khi phát hiện heo bị viêm da truyền nhiễm bà con cần xác định mức độ của bệnh, nếu con vật bị bệnh quá nặng hay quá yếu cần loại bỏ. Còn lại những con bệnh nhẹ hơn tách riêng để điều trị, thường bệnh này chỉ chị một phần của đàn nên điều trị càng sớm càng tốt

Chọn kháng sinh:

Nhạy cảm với Staphylococus Hyicus như Amoxycillin, Penicillin, Lincomycin, OTC, Ceftifur, Gentamycin, Cephalexin…

Tham khảo sản phẩm: AMOXCILLIN TRIHYDRATE, OTC SULFA, CEFACOLIS, GENTAMOX, LINCO 50

Ngoài việc dùng kháng sinh, bà con nên vệ sinh, sát trùng, thoa mỡ kẽm lên vùng  da lở loét để vết thương khô lại và nhanh lành. Bổ sung  thuốc trợ sức, vitamin để tăng sức đề kháng của heo

Tham khảo sản phẩm: SUPER BIOTIN, VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT

5. Phòng bệnh viêm da nhiễm khuẩn trên heo:

Việc phòng bệnh hết sức cần thiết cho heo con, đảm bảo heo luôn khỏe mạnh và cho năng suất cao. Việc phòng chống bệnh viêm da tiết dịch trên heo không quá khó, nhằm trách sự tăng sinh và lây lan của vi khuẩn Staphylococcus hyicus nhà chăn nuôi nên thực hiện các quy trình sau:

Phòng bằng vaccine: autovaccine từ những chủng vi khuẩn phân lập trong trại có hiệu quả trong công việc bảo hộ cho heo con của nái không có miễn dịch.

Vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, độ ẩm không quá 70%, nhiệt độ trong chuồng không quá cao trách sự phát triển của vi khuẩn.

Kiểm tra chuồng trại thường xuyên, xây dựng bằng phẳng trách những chỗ gồ ghề dễ làm heo bị xay xát.

Phun sát trùng định kì bằng các loại sát trùng có chưa phenol.

Bấm nanh, cắt tai, cắt đuôi đúng kỹ thuật. Hạn chế heo cắn nhau do nuôi nhốt mật độ cao hoặc bị stress.

Thực hiện triệt để nguyên tắc cùng vào cùng ra (all in – all out) đối với heo sau cai sữa và heo thịt.

6. Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm da nhiễm khuẩn trên heo và các bệnh khách:

Không chỉ có bệnh Viêm da do Staphylococus Hyicus mới xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da cần phân biệt với các bệnh như:

Bệnh Cicro trên heo: còn gọi là chứng gây viêm da và viêm thận. Vết loét xuất hiện trên toàn thân sau đó khô thành vảy, hô hấp khó khăn, hạch sưng.

Viêm da do ghẻ: gây ngứa ngái khó chịu nên heo thường cọ mình vào thành chuồng, viêm toàn thân và lây nhanh

Viêm da do thiếu dinh dưỡng: da và lông khô xơ xác, móng nứt nẻ

Heo tai xanh: đỏ da toàn cơ thể, sốt cao, nằm li bì, bị cả đàn

Cúm heo: đỏ da toàn cơ thể, sốt cao, nằm li bì, bị cả đàn

Đậu heo: nốt đậu nổi hai bên sườn, sốt cao, không ngứa

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết có thể giúp ích cho bà con trong việc phòng chống và điều trị bệnh viên da nhiễm khuẩn trên heo, nhanh chóng phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất kinh tế cho bà con.

Mọi thắc mắc thông tin sản phẩm xin liên hệ hotline: 0886 04.05.06 hoặc fanpage: Thiên Quân Việt Nam

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật Công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon