BỆNH TIÊU CHẢY DO VIRUS Ở TRÂU BÒ

Tiêu chảy là thường gặp trên trâu bò, đặc biệt là bê nghé do sự thay đổi thức ăn, môi trường sống và sức đề kháng chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc bệnh hơn. Virus là một trong các nguyên nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy trên bò. Bệnh nguy hiểm với gia súc non và gây thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi. Để biết thêm về bệnh tiêu chảy ở bò, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết bên dưới về các cách phòng chống và phương pháp xử lý, điều trị khi bò bị tiêu chảy do virus.

Hình minh hoạ

Hình minh hoạ

1. Virus nào gây bệnh tiêu chảy trên trâu bò, bê nghé?

Virus gây tiêu chảy ở bò thuộc giống Pestisvirus, họ Flaviridae là một ARN virus. Nó có họ hàng gần với virus gây dịch tả trên heo và virus gây bệnh Border trên cừu. Hiện nay, loài virus này được chia thành 2 biotyp là biotype 1 và 2 dựa vào khả năng gây bệnh tích của chúng: cả 2 đều gây thể thầm lặng, biotype 2 gây ra thể cấp tính.

Sức đề kháng của virus: nhạy cảm với ether, chloroform. Tiêu diệt ở nhiệt độ 56ºC trong 30 phút, có thể diệt dưới ánh sáng mặt trời và các thuốc sát trùng thông thường.

Cách thức truyền lây: Virus có nhiều trong dịch cơ thể như máu, dịch mũi, hầu họng, nước tiểu, sữa, tinh dịch và mô. Ở phân thường ít virus hơn, bệnh có thể truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang qua tiếp xúc trực tiếp, có khả năng lây lan qua đường không khí và ăn uống. Thú nhạy cảm: tất cả lứa tuổi, ít thấy bê dưới 3 tháng bị mắc nếu được bú sữa đầu. Bệnh xảy ra quanh năm, xuất hiện nhiều vào mùa đông và mùa xuân.

2. Triệu chứng bệnh tiêu chảy trên bò do virus

Thời gian nung bệnh 2-14 ngày. Bao gồm thể cận lâm sàng, thể mãn, thể cấp và thể cấp tính với các triệu chứng như sau:

  • Thể cận lâm sàng: thường gặp trong tự nhiên chiếm 70-90%, ở thể này không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.
  • Thể mãn: kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, với các biểu hiện như tiêu chảy không thường xuyên, ngày càng sụt cân, gầy yếu, đi lại khó khăn do viêm kẽ móng.

Bò bị tiêu chảy cấp, sụt cân và đi lại khó khăn do mắc  bệnh tiêu chảy cấp do virus

Bò bị tiêu chảy cấp, sụt cân và đi lại khó khăn

  • Thể cấp: sốt, giảm bạch cầu, tiêu chảy có máu, giảm ăn, giảm trọng, mất nước, loét miệng có thể gây chết trong vài ngày.
  • Thể cấp tính: biểu hiện lâm sàng trầm trọng hơn, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao. Các dấu hiệu đặc trưng như sốt 2 pha (pha đầu sốt sau đó giảm rồi tăng nhiệt độ 1 lần nữa thành pha sốt thứ 2, nhiệt độ 41-42ºC), loét miệng, tiêu chảy, mất nước, giảm bạch cầu và tiểu cầu, xuất huyết điểm ở kết mạc, nhãn cầu, màng mi mắt, niêm mạc âm hộ.

Có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nhưng muốn biết chính xác hơn cần có các chẩn đoán phòng thí nghiệm như phân lập virus từ các mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật Real time PCR để cho kết quả nhanh và chính xác hoặc dùng phương pháp huyết thanh học như FAT, IFAT, ELISA, AGID.

3. Bệnh tích tiêu chảy trên bò do virus

Khi mổ khám bệnh tích xuất hiện rất đa dạng như: viêm loét ống tiêu hoá, xuất huyết, hoại tử niêm mạc, mảng peyer, mô bạch huyết, bề mặt một số nội tạng, sưng nốt bạch huyết và tiêu biến mô bạch huyết. Bên trong nội tạng bị phá huỷ, hoại tử như ở gan và thận.

4. Phòng bệnh tiêu chảy trên bò do virus

  • Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, duy trì đàn “đóng”.
  • Quản lý thú nhập đàn: nguồn gốc rõ ràng, kiểm dịch an toàn, đã tiêm vaccine hoặc tiêm trước khi nhập đàn
  • Phòng bệnh bằng vaccine: có loại vaccine sống và vaccine chết. Vaccine sống : hạn chế dùng cho thú mang thai, chích lần đầu tiên lúc 3–6 tháng tuổi, lặp lại mỗi năm. Vaccine chết: an toàn hơn đối với thú mang thai, tiêm 2 liều (cách nhau 21 ngày) cho lần đầu tiên, nhắc lại sau 4–6 tháng (1 liều)

5. Cách điều trị bò bị tiêu chảy do virus

Bệnh này không có thuốc đặc trị, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bà con nên tiến hành cách ly để điều trị. Bổ sung thêm thuốc trợ lực, vitamin, truyền dịch, hạ sốt, kháng viêm để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng.

Xem thêm một số sản phẩm:VITAMIX PLUS, SUPPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX – SUPER FACT, GLUCOSE KC, BUTASAL, ANALGIN C, DEXAMETHASONE, …

Phòng nhiễm trùng thứ phát bằng kháng sinh.

Xem thêm một số sản phẩm: COLISTIN TETRA, NEOXY, COLISTINCEFACOLIS, …

Chuyển sang thức ăn dễ tiêu, giữ chuồng trại, thức ăn sạch sẽ.

Virus chỉ là một trong các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trâu bò, bà con cần phân biệt thêm với các nguyên nhân khác như do vi khuẩn E. coli, Samonella,… hay do thức ăn nước uống kém chất lượng, thay đổi đột ngột và có thể do vật nuôi bị stress cũng gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá. Bà con cần phân biệt để có hướng xử lý đúng và hiệu quả nhất.

Cảm ơn bà con đã dành thời gian quan tâm đến các bài viết của Thiên Quân. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon