BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN TRÂU BÒ

Thương hàn trên trâu bò là bệnh mà bà con chăn nuôi thường gặp, bệnh do vi khuẩn Salmonella gây nhiễm trùng đường tiêu hoá. Thương hàn gây bệnh trên nhiều động vật kể cả con người, trong đó nó gây bệnh trên nhiều gia súc, gia cầm bao gồm trâu bò. Vì vậy bà con, các hộ chăn nuôi cần lưu ý cách phòng tránh và chữa trị đúng cách, hiệu quả bệnh này. Để giúp bà con có thêm thông tin về bệnh thương hàn trên trâu bò, Thiên Quân sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh thông qua bài viết sau đây:

Ảnh minh họa bệnh thương hàn trên trâu bò
Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn trên bò là gì?

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở bò thuộc nhóm Enterobacteriaceae là trực khuẩn Gram âm, kỵ khí tuỳ nghi, không tạo bào tử, có thể di chuyển bằng roi. Salmonella rất đa dạng, hiện nay chúng được phân loại hơn 2400 serotype khác nhau nhưng có khoảng 100 serotype gây bệnh.

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn ở bò thuộc nhóm Enterobacteriaceae là trực khuẩn Gram âm, kỵ khí tuỳ nghi, không tạo bào tử, có thể di chuyển bằng roi.

Salmonella typhimurium (wikimedia.org)

Vi khuẩn tồn tại trọng phân, sữa, chất tiết và máu của thú bệnh đặc biệt là những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng thời gian chúng tồn tại lên đến 2-3 tháng. Là loại vi khuẩn có sức đề kháng trung bình, chúng có thể bị tiêu diệt bằng các chất sát trùng chuồng trại thông thường. Nhưng đáng lo, Salmonella ngày càng kháng kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Thương hàn ở trâu bò là một loại bệnh truyền nhiễm, bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống hoặc dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trâu, bò đến dạ cỏ, thông thường vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt do nồng độ acid béo cao và pH môi trường thấp. Tuy nhiên, khi con vật giảm sức đề kháng hay stress trong những trường hợp như bỏ đói, không được bú sữa đầu,… vi khuẩn sẽ tăng độc tố, nhân lên nhanh chóng, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Sau đó vi khuẩn đi đến các cơ quan, phũ tạng như gan, lách, sản sinh độc tố gây viêm, tụ huyết, xuất huyết.

Sau khi con vật đã khỏi các triệu chứng của bệnh, vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể ở một thời gian dài và bài xuất ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường, thức ăn, nước uống.

2. Triệu chứng của bệnh thương hàn trên bò?

Bệnh thương hàn ở trâu, bò thường chỉ xảy ra lẻ tẻ. Trong những trường hợp thuận lợi, Salmonella có thể lây lan mạnh mẽ trên bê, nghé, bà con cần chú ý những thể sau:

Thể cấp tính:

Gia súc sốt cao kéo dài vài ngày kèm hiện tượng run rẩy, chảy nước mắt, niêm mạc mắt. Trâu, bò bỏ ăn, lười nhai lại, khát nước nên uống nhiều.

Lúc đầu bị táo bón, sau đó phân sệt dần rồi chuyển sang tiêu chảy. Sau vài ngày phân rất loãng, bò đi ngoài thành hình vọt cần câu tương tự với bệnh dịch tả trên bò. Phân màu vàng xám, tanh vì có lẫn niêm mạc ruột nên cấu trúc hơi lầy nhầy, có khi nhìn thấy từng mảng máu đỏ thẫm. Mỗi ngày, tình trạng tiêu chảy xảy ra vài lần, dần đến khi con vật gầy guộc, xơ xác, hốc mắt trũng sâu và niêm mạc khô, nhợt nhạt.

Bê con gầy còm do tiêu chảy nặng từ biến chứng của bệnh thương hàn trên bò
Bê con gầy còm do tiêu chảy nặng (nadis.org.uk)

Giai đoạn cuối, cơ vòng hậu môn không tự điều khiển được nữa mà giãn ra nên phân tự chảy ra ngoài dây ra xung quanh, tim đập nhanh, thở gấp rồi dẫn đến suy kiệt và tử vong. Cả quá trình thể cấp tính diễn ra trong khoảng dưới 10 ngày.

Thể mãn tính:

Các triệu chứng cũng giống như thể cấp tính, nhưng có phần nhẹ hơn và tiến triển chậm hơn nên diễn ra trong khoảng 30 ngày. Con vật có biểu hiện mệt mỏi, tiêu chảy, ăn được nhưng ít. Nếu không phát hiện và can thiệp vẫn có thể dẫn đến tử vong.

Bà con có thể tự chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Để có kết quả chính xác hơn chúng ta có thể soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi hoặc tiêm huyễn dịch cho các loài vật trong phòng thí nghiệm rồi quan sát chúng.

3. Bệnh tích đặc trưng

Khi mổ khám sẽ thấy những tổn thương trên hệ thống tiêu hoá. Tại ruột non có những đường xuất huyết chạy dọc theo chiều dài ruột, kéo dài đến tới phần ranh giới với phần ruột già. Có nhiều tổn thương trên bề mặt niêm mạc bị bong tróc, xuất huyết, hạch ruột cũng xuất huyết, sưng to. Tại ruột già tổn thương nhiều ở lớp niêm mạc, bong tróc thành từng mảng. Van manh tràng – hồi tràng và khu vực lân cận xuất hiện các vết loét to bằng hạt đậu phủ lớp nhựa màu vàng sậm, bệnh tích gần giống với bệnh dịch tả trâu bò. Ở dạ lá sách và múi khế có máu bầm và khô.

Tại ruột non của bò bị thương hàn có những đường xuất huyết chạy dọc theo chiều dài ruột, kéo dài đến tới phần ranh giới với phần ruột già
Ruột non sung huyết, xuất huyết (Mohler et al., 2009)

4. Làm thế nào để phòng bệnh thương hàn trên bò?

Tuy bệnh thường hàn trên bò thường xảy ra lẻ tẻ nhưng thiệt hại lại rất nghiêm trọng, vì vậy bà con cần tuân thủ các quy tắc phòng bệnh sau nhằm giảm tối đa thiệt hại khi đàn gia súc của mình mắc bệnh:

4.1 Phòng bệnh bằng vaccine

Có nhiều nghiên cứu về vaccine phòng bệnh thương hàn cho trâu, bò cho thấy hiệu quả phòng bệnh cao bao gồm các loại vaccine sống, vaccine chết hay autovaccine. Bà con nên chú ý tiêm vaccine định kì để phòng bệnh triệt để.

4.2 Vệ sinh phòng bệnh

Con đường lây lan chủ yếu của bệnh là đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống, vì vậy bà con nên chú ý:

Thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tốt và làm định kì để duy trì chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, tránh làm trâu bò bị stress thì có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh không chỉ riêng thương hàn.

Nguồn nước uống và thức ăn đảm bảo, sạch sẽ. Do loại vi khuẩn này tồn tại thường trực trong môi trường sống, việc bổ sung các vitamin, thuốc bổ cho trâu bò là rất cần thiết để chúng có khả năng miễn dịch cao phòng được nhiều bệnh.

Xem thêm một số sản phẩm vitamin và thuốc bổ: VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL.

5. Điều trị bệnh thương hàn trâu, bò

Nhìn chung quy tắc điều trị bệnh thương hàn tập trung ở việc điều trị kháng nguyên gây bệnh, có thể sử dụng những kháng sinh nhạy cảm với Salmonella như: ceftiofur, sulfonamide/trimethoprim, colistin, enrofloxacin hoặc florphenicol để điều trị.

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: COLISTIN TETRA, TERRA MYCIN, COLISTIN, OXY TETRACYLLIN, CEFA COLIS, DOCYCIN…

Bên cạnh đó, việc bổ sung nước, các chất điện giải hay truyền dịch cho những trường hợp tiêu chảy nặng cũng cần thiết. Hỗ trợ điều trị bằng cách bổ sung vitamin nhóm B, C, hạ sốt,…

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung nước, điện giải: NƯỚC SINH LÝ, ELECTROLYTES, GLUCOSE KC,…

Xem thêm một số thuốc hạ sốt: DEXAMETHASONE, DIPYRONE, C + DOX,…

Thiên Quân mong bài viết có thể giúp bà con phòng và chữa trị bệnh thương hàn ở trâu bò, bê nghé tốt nhất có thể. Cảm ơn bà con đã quan tâm đến bài viết, chúc bà con chăn nuôi thành công.

Cảm ơn bà con đã dành thời gian quan tâm đến các bài viết của Thiên Quân. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon