BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO

Bệnh giả dại (Aujeszky’s, Pseudorabies – PR) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus PRV gây ra. Bệnh này gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi heo, chỉ sau dịch tả lợn cổ điển về mức độ ảnh hưởng. Đặc điểm của bệnh là tác động đến hệ thống thần kinh của heo bệnh gây ra viêm não, viêm màng não cùng với cơn ngứa quá mức và tỷ lệ tử vong cao.

Heo con dưới 3 tuần tuổi bị bệnh thường đi loạng choạng, vòng quanh, bỏ ăn, ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy và những cơn co giật sau đó chết heo con trong ổ. Heo lớn sốt, kém ăn, sổ mũi, ho, viêm phổi, đôi khi co giật. Heo chửa sẩy thai, thai chết lưu, con chết non sau khi sinh ra.

Để tránh tổn thất từ bệnh giả dại trên heo, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết dưới đây về các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh này.

Tên tiếng Anh: False rabies, Rabies-like; Mad itch (bò)

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh giả dại ở heo?

Bệnh có tên là giả dại do trước đây các nhà khoa học đã ghi nhận được những trường hợp con thú ngứa điên cuồng với các biểu hiện giống với bệnh dại. Nhưng khi xác định nguyên nhân thì bệnh không do virus dại gây ra, nên từ đó thuật ngữ “giả dại” được ra đời.

PRV là virus gây nên bệnh giả dại thuộc giống Varicellovirus, họ Herpesviridae. PRV là một ADN virus, có vỏ bọc, hình cầu.

Virus có khả năng tồn tại lâu dài ở môi trường bên ngoài hơn 1 tháng vào mùa hè và hơn 40 ngày vào mùa đông. Virus ưa môi trường nhiệt độ thấp, khá bền với nhiệt. Có thể gây bất hoạt bằng cách đặt virus trong môi trường: 100ºC trong 1 phút, 80ºC trong 3 phút, 70ºC trong 10-15 phút. Virus bị bất hoạt bởi: orthophenylphenate, phenol 5%, NaOH 2%, iodine,…

Heo là loài vật chính mắc bệnh giả dại, heo con có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong các lứa tuổi. Ngoài ra virus còn gây bệnh trên nhiều loài động vật khác như: bò, dê, cừu, chó, mèo, chuột.

Bệnh có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa heo khoẻ và heo bệnh qua các con đường: ăn uống, hô hấp, sinh dục. Và truyền lây theo chiều dọc từ mẹ sang con thông qua nhau thai.

2. Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh từ 2-11 ngày, heo con có thời gian nung bệnh ngắn hơn heo trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh ở heo con dưới 2 tuần tuổi lên đến 100%, heo 4 tuần tuổi khoảng 50%.

2.1 Triệu chứng ở heo con theo mẹ:

Heo mệt mỏi, bỏ ăn, sốt cao.

Thở khó nên heo ngồi tư thế giống chó ngồi để dễ thở, có con nằm cuộn lại hoặc nằm nghiêng.

Thở khó nên heo ngồi tư thế giống chó ngồi để dễ thở, có con nằm cuộn lại hoặc nằm nghiêng.

Heo con có biểu hiện thần kinh, dấu hiệu nhận biết giả dại (pigprogress.net)

Những biểu hiện thần kinh: co giật, run rẩy, mất thăng bằng, giật cầu mắt, tư thế opisthotonus, động kinh.

Khi có các biểu hiện ảnh hưởng hệ thần kinh heo sẽ chết trong 1 đến 1 ngày rưỡi.

2.2 Triệu chứng ở heo cai sữa:

Các triệu chứng được ghi nhận tương tự như với heo sơ sinh nhưng biểu hiện ra nhẹ hơn, tỷ lệ chết dưới 50%.

Có thêm các triệu chứng rối loạn ở hệ hô hấp: ho, hắt hơi, khó thở, chảy mũi. Heo dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp bởi các loại vi khuẩn thường trực.

Đa số từ 5-10 ngày heo sẽ qua khỏi, còn khi có các biểu hiện rối loạn thần kinh thì tỷ lệ chết sẽ cao hơn. Heo con ở độ tuổi lớn hơn thì tỷ lệ mắc càng thấp.

2.3 Triệu chứng ở heo vỗ béo

Tỷ lệ mắc ở lứa tuổi này gần như toàn bộ nhưng tỷ lệ chết chỉ khoảng 1-2%, các biểu hiện bệnh thường có sau 3-6 ngày từ khi nhiễm, bệnh sẽ hết từ 6-10 ngày.

Heo sốt cao (41-42ºC, trong giai đoạn bị sốt heo thường táo bón), bỏ ăn, mệt mỏi, gầy gò, giảm tăng trọng.

Các triệu chứng hô hấp: ho, hắt hơi, chảy mũi, viêm phổi.

2.4 Triệu chứng ở heo nái và đực giống

Heo thường có các triệu chứng hô hấp, ho và sốt.

Ở heo nái, virus truyền qua nhau thai gây sảy thai. Triệu chứng trên là triệu chứng nghi ngờ đầu tiên khi heo nái mắc bệnh giả dại. Đối với heo nái tơ thì phôi thai thường sẽ tự hấp phụ lại, làm heo có biểu hiện động dục trở lại. Đối với heo đã từng mang thai: sảy thai, đẻ non, con sơ sinh yếu ớt, còi cọc.

3. Bệnh tích

Bệnh tích dại thể biểu hiện thường không rõ ràng và đặc trưng: viêm khớp, viêm các cơ quan hệ hô hấp, viêm não, màng não, viêm dạ con và nhau thai,…

Thường thấy tổn thương ở các tế bào thần kinh: viêm màng não, hạch não; sưng màng não và màng tủy sống.

Xung quanh màng não tập trung nhiều tế bào đơn nhân, các tế bào này thường bị teo.

Thường thấy tổn thương ở các tế bào thần kinh: viêm màng não, hạch não; sưng màng não và màng tủy sống. Xung quanh màng não tập trung nhiều tế bào đơn nhân, các tế bào này thường bị teo.

(A) Đẻ heo con yếu ớt. (B) Sùi bọt mép. (C) Rối loạn thần kinh nghiêm trọng. (D) Thai nhi bị sảy. (E) Điểm xuất huyết trên vỏ thận. (F) Xuất huyết não và xung huyết màng não. (G) Xuất huyết phổi. (H) Gan với nhiều vùng hoại tử nhỏ. (Cheng Zhang et al., 2018)

4. Phòng bệnh

4.1 Vệ sinh phòng bệnh

  • Cách phòng bệnh hiệu quả là khai báo khi có dịch giả dại để được giám sát, ngăn chặn lây lan.
  • Giảm số lượng, giảm mật độ nuôi.
  • Vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên bao gồm: thức ăn nước uống thừa, phân rác, phương tiện vận chuyển, công cụ chăn nuôi…
  • Thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học.
  • Mua heo giống có chất lượng, nguồn gốc rõ, sạch bệnh.

4.2 Phòng bệnh bằng vaccine

Heo con có mẹ chưa tiêm vaccine: nên tiêm từ lúc 6 và 10 tuần tuổi.

Heo con có mẹ đã tiêm vaccine: nên tiêm vào lúc 10-12 và 14-16 tuần tuổi.

Đối với trại giống: cần tiêm cho heo nái và đực giống 4 tháng/lần.

Các đường cấp: mũi, bắp, dưới da. Trong đó đường cấp mang lại hiệu quả cao nhất là qua mũi nhưng cần kỹ thuật cao hơn 2 đường tiêm còn lại.

5. Phương pháp điều trị

Giả dại là một bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Bà con có thể can thiệp bằng các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc bổ, thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng thứ cấp.

Các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, long đờm, bổ phổi.

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A), kháng viêm (DEXAMETHASONE), giảm ho (BROMHEXIN 0,3%).

Bổ sung các loại vitamin, thuốc trợ sức lực cho thú bệnh.

Xem thêm các sản phẩm: vitamin (VITAMIN B1 INJ, VIT B PLUS, ASCORBIC), thuốc trợ sức (GLUCOSE 5%, BUTASAL).

Các kháng sinh nhạy cảm với những vi khuẩn ở đường hô hấp, tiêu hoá.

Xem thêm các sản phẩm kháng sinh: SPECLIN, OXY LA, TYLOSIN 5%, GENTATYLAN, LICOMYCIN 10%.

Thiên Quân trân trọng cảm ơn sự quan tâm mà bà con đã dành cho bài viết về bệnh giả dại. Đây là một vấn đề quan trọng và chúng tôi rất vui được chia sẻ thông tin với bà con. Mong rằng những thông tin về phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ hữu ích và góp phần nâng cao sức kháng cho ngành chăn nuôi heo.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP Thiên Quân

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon