BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong đó, bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp và có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh. Trong bài viết này Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh, cách phòng chống và điều trị hiệu quả tránh được những tổn thất mà bệnh mang lại.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ năm 1993, là loại dịch bệnh nguy hiểm, gây rủi ro nhất cho người nuôi tôm sú từ trước đến nay.

Virus gây hội chứng đốm trắng trên tôm (White spot syndrome virus-WSSV) dạng hình trứng, có màng bao, các virion có đuôi kích thước (~ 130×280 nm), Nuclocapsit xoắn óc kích thước (~ 65 x 330 nm).

Hệ gen là DNA sợi xoắn kép dạng vòng lớn kích thước (~ 305 kbp), virus có hai loại protein màng bao là VP28 và VP29 và 3 loại nucleocapsit protein là VP15, VP24 và VP26. Họ mới là Nemaviridae và giống mới là Whispovirus. Virus gây bệnh đốm trắng có khả năng gây bệnh ở nhiều loài giáp xác và làm tổn thương nhiều loại tế bào trong cơ thể của ký chủ trong đó có cả cơ quan sinh dục.

(A) Hình thái virus đốm trắng và (B) vi ảnh của WSSV với phần phụ giống đuôi (nguồn: Durand, 1996)

Khi xâm nhập vào tôm, virus sẽ cư trú ở nhiều bộ phận của tôm như mô dạ dày, mang, trứng, mắt, chân bơi,… Virus có động lực rất mạnh, tấn công nhiều mô tế khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da.

Các virus này sẽ sinh sản rất nhanh làm tôm nhiễm bệnh nặng và sau đó tiếp tục phát tán ra môi trường bên ngoài gây bệnh cho cả đàn tôm có trong ao.

Từ những thông tin trên, chúng ta thấy mức độ nguy hiểm của bệnh đốm trắng là rất cao.

Bệnh lây theo chiều dọc:

  • Virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con trong các trại sản xuất giống. WSSV không lây từ mẹ sang trứng do trứng sẽ không chín khi bị nhiễm virus này.
  • Tuy nhiên, trong quá trình đẻ trứng, tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắngtrong môi trường nước và lây nhiễm cho ấu trùng.

Bệnh lây theo chiều ngang:

  • Bệnh đi từ các loài giáp xác hoang dại như cua, còng, tôm, tép, chân chèo… sang tôm nuôi.
  • Bệnh đi từ nguồn nước cấp vào ao bị nhiễm bệnh đốm trắng. Do virus có khả năng tồn tại trong môi trường nước rất cao (độ mặn: 5 – 40‰, nhiệt độ từ 0 – 80°C, pH: 4 – 10).
  • Các dụng cụ dùng chung như vó, chài, lướt, ống bơm nước,… mang mầm bệnh vào ao nuôi.
  • Tôm ăn vật nhiễm bệnh tại ao nuôi, trong quá trình lột xác thì tôm khoẻ ăn tôm bệnh thì làm tôm khoẻ mắc bệnh.

Lược đồ các nguyên nhân gây bùng phát bệnh đốm trắng trong ao nuôi

(nguồn: Internet)

Bệnh WSSV gây chết trên mọi giai đoạn phát triển của từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết mà bệnh mang lại khá cao có thể lên tới 90 – 100% chỉ sau 3 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 32 °C.

2. Triệu chứng của tôm khi nhiễm virus WSSV

Khi tôm bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu như sau: hoạt động kém, tôm ăn ít (cũng có trường hợp tăng cường độ bắt mồi so với bình thường, vài ngày sau mới phát hiện hiện tượng bỏ ăn), tôm nổi ở tầng mặt và dạt vào bờ.

Tôm bị bệnh đốm trắng chết và dạt vào bờ

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Tôm có nhiều đốm trắng khoảng 0,5-3mm xuất hiện bên trong vỏ, nhất là vỏ đầu ngực và đốt bụng thứ 5 và 6 sau đó lan rộng ra khắp cơ thể tôm. Tôm bơi lờ đờ, phụ bộ bị gãy hoặc mất.

Ảnh minh họa những đốm trắng xuất hiện ở các bộ phận trên tôm (nguồn: Internet)

3. Các phương pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm

Do tác nhân là virus nên hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh đốm trắng. Vì vậy, cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, trước tiên là chọn bằng phương pháp cảm quan kết hợp xét nghiệm PCR.
  • Gây sốc bằng formol để loại bỏ tôm yếu, mang mầm bệnh

Tham khảo một số sản phẩm khử trùng: THQ-CUSO4, CHLORAMIN T,…

  • Cải tạo lại ao, sên vét hết bùn từ mùa vụ trước, tẩy rửa triệt để ao/bể lót bạt, diệt hết các loài giáp xác mang mầm bệnh như: cua, tôm dại, còng,… Đặt hàng rào xung quanh ao nuôi để ngăn các vật mang mầm bệnh.

Tham khảo một số sản phẩm xử lý nước ao: TCCA 90, THQ- EDTA 70%,…

  • Không thả tôm vào lúc giao mùa để trách các yếu tố môi trườn như nhiệt độ, độ mặn giảm mạnh và trách thả tôm vào vụ nghịch.
  • Định kỳ bổ sung vitamin C, các chất khoáng ( Ca, P, Mg…), acid amin thiết yếu, Beta 1,3 glucan và men tiêu hóa  vào thức ăn cho tôm tăng cường sức đề kháng.

Tham khảo một số sản phẩm bổ sung: BACILLUS COMPLEX, PHAXIMAKE, ENROI, PRO-MEN,…

  • Bố trí hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Sử dụng nước đã xử lý qua ao lắng và hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi. Nước cấp vào phải lọc kỹ để loại trứng và ấu trùng của giáp xác mang bệnh.
  • Tránh sử dụng chung các dụng cụ như: xô, lưới, vợt,… nên xử lý qua Cholorin trước khi xử dụng.
  • Bổ sung khoáng chất, men vi sinh và lợi khuẩn cho ao tôm tạo điều kiện cho tôm phát triển và hạn chế mầm bệnh xảy ra trong quá trình nuôi.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung: BACILLUS ZEO, BZT, POND CLEAR

Mong qua bài viết Bệnh đốm trắng trên tôm, đội ngũ kỹ thuật của Thiên Quân giúp ích được bà con trong công tác phòng chống, chữa trị hiệu quả. Cảm ơn bà con đã theo dõi và quan tâm, chúc bà con mùa vụ nuôi thành công!

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Đội ngũ kỹ thuật công ty CP THIÊN QUÂN

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon