BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN DÊ

Chướng hơi dạ cỏ là một trong các bệnh phổ biến trên trâu, bò, dê, cừu. Dê bị căng phồng bụng bên trái, khiến chúng khó chịu, rên la khi mắc bệnh. Dù chỉ là bệnh rối loạn tiêu hoá nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây chèn ép tim, phổi ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hô hấp gây nguy hiểm tính mạng.

Để biết cách nhận biết, phòng chống, xử lý bệnh này đúng cách và hiệu quả. Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

Ảnh minh họa bệnh chướng hơi dạ cỏ trên dê

Ảnh minh họa bệnh chướng hơi dạ cỏ trên dê

1. Nguyên nhân nào gây chướng hơi dạ cỏ?

Bệnh chướng hơi dạ cỏ thường do nguyên nhân đến từ thức ăn là chủ yếu. Bệnh xảy ra khi dê ăn phải các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi khiến dạ cỏ tích trữ nhiều khí. Bình thường khí lên men sẽ tống ra ngoài bằng cách ợ hơi.

Nếu hoạt động này không diễn ra thì lượng khí tăng quá cao làm dạ cỏ căng phồng chèn ép các cơ quan xung quanh ở xoang ngực và xoang bụng. Đặc biệt là ở tim, phổi làm cho con vật đau đớn, khó thở.

Các loại thức ăn gây khó tiêu, dễ lên men sinh hơi:

Những cây chứa nhiều nước như cỏ non, cây họ đậu, thân cây bắp non, dây khoai lang, cỏ linh lăng, cỏ ba lá… vào mùa mưa cây cỏ phát triển tốt nên nguồn thức ăn cho dê cũng trở nên dồi dào.

Những cây có mủ chát như lá cây râm bụt. Các cây có chứa chất độc như cây măng, sắn hay do ăn phải cây cỏ bị phun thuốc trừ sâu. Các loại thức ăn tinh được nghiền mịn chiếm khẩu phần cao.

Hoặc các rối loạn sức khỏe từ thú: tắc thực quản, tắc thực quản, viêm họng, viêm dạ cỏ, viêm dạ tổ ong khiến lâu ngày không ợ hơi được.

2. Triệu chứng khi dê bị chướng hơi dạ cỏ:

Nếu dê không được quan sát thường xuyên chúng có thể chết ở thể cấp tính, bệnh cấp tính diễn ra trong thời gian rất ngắn. Nên khi phát hiện các dấu hiệu sau, bà con cần có biện pháp can thiệp kịp thời:

  • Chướng bụng ở bên trái của dê, có thể nhìn thấy rõ rệt phần bụng bị phình to. Da vùng bụng căng lên, có thể căng to hơn cả phần xương lồi ra ở hõm hông. Khi sờ nắn, gõ vào phần bụng bị phình có thể cảm nhận được sự căng phồng do khí, cảm giác khi sờ vào gần giống như sờ vào một quả bóng được bơm căng.

Phần bụng bên trái của dê to hơn so với bình thường do bệnh chướng hơi dạ cỏ

Phần bụng bên trái của dê to hơn so với bình thường

  • Dê ít di chuyển, không ăn và không thấy nhai lại.
  • Biểu hiện khó thở: thở bằng miệng, lè lưỡi, thở gấp, hai chân trước dạng ra.
  • Con vật đau đớn, rên la, quất đuôi hoặc đá vào vùng bụng bị sưng phồng.

Khi dê có biểu hiện đi lảo đảo, nằm nghiêng sẽ rất nguy hiểm. Do tim phổi bị chèn ép làm máu không lưu thông, tĩnh mạch cổ phình to, mạch yếu, giảm huyết áp kéo dài sẽ khiến dê bị ngạt, nhiễm độc máu và chết.

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng có thể xác định dê đang bị chướng hơi dạ cỏ.

3. Bệnh tích:

Xuất huyết và sung huyết ở cổ, đầu, thực quản. Có đường ranh rõ giữa vùng bị tắc nghẽn và vùng bị nhạt màu ở thực quản do sưng phồng. Sưng phồng dạ cỏ, gan sưng do máu đến không đủ hoặc bị gián đoạn.

4. Phòng bệnh:

Cho vật nuôi ăn uống hợp lý, tránh các loại thức ăn gây chướng hơi cùng với việc quan sát thú nuôi có biểu hiện bất thường để xử lý kịp thời:

Tránh cho dê ăn cỏ non vào sáng sớm, nhất là khi sương còn đọng trên cỏ khiến độ ẩm trong thức ăn quá cao (có thể phơi để giảm độ ẩm trong thức ăn) và tránh các loại thức ăn dễ lên men, có chất gây độc như đã nêu ở phần nguyên nhân.

Cho ăn khẩu phần hợp lý giữa lượng thức ăn tinh và thô, nếu có thay đổi thức ăn cần thay đổi từ từ để tránh các bệnh rối loạn tiêu hoá.

Khi phát hiện các bệnh đường tiêu hoá cần xử lý và điều trị kịp thời, tránh bị dẫn đến bệnh chướng hơi dạ cỏ hay các bệnh nhiễm trùng kế phát.

5. Điều trị:

Khi phát hiện dê bị chướng hơi dạ cỏ, cần cho nhịn ăn 1-2 ngày rồi sau đó cho ăn lại. Nguyên tắc để điều trị bệnh này là làm sao cho lượng khí tích trong dạ cỏ thoát ra càng sớm thì càng tốt, giảm việc sinh thêm hơi và hồi phục lại chức năng các cơ quan.

Hỗ trợ, chăm sóc dê trong quá trình điều trị: giữ cho phần đầu ngực cao hơn mông để dễ thở, kéo lưỡi dê để chúng dễ thở hơn, móc phân trong trực tràng ra, xoa phần bụng bị phình to để tăng nhu động ruột, dùng ống mềm như cao su đưa thông qua thực quản để vào dạ cỏ và ép dạ cỏ để khí thoát ra.

Sử dụng thuốc: giúp thoát hơi, giảm sinh hơi, tăng nhu động và trợ sức cho vật nuôi.

  • Để tăng cường thoát hơi cho dạ cỏ có thể dùng các loại thuốc như MgSO4 và Na2SO4.
  • Để giảm sinh hơi và lên men: pha 100 ml rượu với tỏi giã 3 – 4 củ, giấm ăn 500 ml pha với 1 lít nước hoặc bia lạnh cho thú uống.
  • Để phục hồi nhu động ruột: dùng các loại thuốc kích thích nhu động ruột như Schynin, Pilocarpin. Không nên dùng các loại thuốc này cho thú mang thai vì chúng kích thích cả nhu động tử cung gây sảy thai.

Xem thêm một số sản phẩm kích thích nhu động ruột:

Khi dạ cỏ phình quá to, cần xử lý nhanh chóng không thể đợi bệnh từ từ hết. Có thể áp dụng các biện pháp can thiệp như: chọc troca. Chọc troca cần để hơi thoát ra từ từ nếu khí thoát quá nhanh thì áp lực máu giảm đột ngột, gia súc sẽ chết vì sốc.

Vị trí chọc troca và vị trí dạ cỏ tương ứng trong giải phẫu học khi điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ

Vị trí chọc troca và vị trí dạ cỏ tương ứng trong giải phẫu học

Trợ sức bằng cách truyền dịch, glucose, cafein nếu bệnh chuyển nặng.

Xem thêm một số sản phẩm giúp tăng cường sức lực: GLUCOSE 5%, BUTASAL, CAFEIN INJ.

Phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát bằng các loại kháng sinh phổ rộng, nhạy cảm với vi khuẩn thường gặp trên đường tiêu hoá như: Ampicillin, Gentamycin, Cefamicin, Penicilin…

Xem thêm một số sản phẩm kháng sinh: GENTATYLAN, GENTAMYCIN.

Cảm ơn bà con đã dành thời gian theo dõi bài viết, Thiên Quân mong bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong việc phòng chống và chữa trị bệnh chướng hơi dạ cỏ trên dê.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon