CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH E. COLI TRÊN HEO – THỂ SƯNG PHÙ ĐẦU

Bệnh E. coli sưng phù đầu hay còn được gọi là bệnh phù thũng heo con do một số chủng vi khuẩn Escherichia coli gây ra đang là mối đe dọa đối với ngành chăn nuôi heo. Bệnh diễn biến khá nhanh, heo con mắc bệnh thường không sốt, ứ nước dưới da, thở gấp, bại liệt và chết khá nhanh. Do hậu quả mà bệnh đem lại khá nghiêm trọng, Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu và đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất ở bài viết sau, giảm thiểu thiệt hại cho đàn heo.

1. Nguyên nhân dẫn đến heo mắc bệnh sưng phù đầu?

Bệnh gây ra do các chủng Escherichia coli dung huyết bao gồm nhiều serotype khác nhau. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam được ghi nhận gần đây cho thấy hội chứng phù đầu, tiêu chảy ở heo con diễn ra khá phổ biến, tỷ lệ chết có thể lên đến 70%.

Vi khuẩn E. coli là vi khuẩn hiếu khí, Gram âm, hình gậy ngắn. Với sức đề kháng tương đối cao, các chủng E. coli có thể tồn tại đến 4 tháng ở điều kiện môi trường bên ngoài, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60ºC trong 15 phút và các chất sát trùng như phenic acid, formol, vôi, xút,…

Vi khuẩn E. coli là vi khuẩn hiếu khí, Gram âm, hình gậy ngắn. Với sức đề kháng tương đối cao, các chủng E. coli có thể tồn tại đến 4 tháng ở điều kiện môi trường bên ngoài, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60ºC trong 15 phút và các chất sát trùng như phenic acid, formol, vôi, xút,…

Vi khuẩn Escherichia coli (https://education.nationalgeographic.org)

Bệnh thường xảy ra phổ biến ở heo con khi cai sữa, đặc biệt những con lớn nhất trong đàn khá dễ mắc bệnh. Sau khi tách mẹ, thay đổi thức ăn đột ngột, stress, kháng thể từ heo mẹ truyền qua heo con kém, thiếu hụt một số vitamin, khoáng, chuồng nuôi ẩm thấp, kém vệ sinh,… cũng là một trong số những nguyên nhân khiến E. coli tăng độc lực và gây bệnh.

Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh thông qua tiêu hóa, sau khi vào cơ thể của heo, chúng nhanh chóng tăng sinh một số lượng nhất định, tăng độc tố và khiến heo mắc bệnh.

Thời điểm sau khi cai sữa số lượng E. coli trong đường ruột có chiều hướng gia tăng, số lượng này đạt mức độ gây bệnh nhất định khoảng sau 4 ngày cai sữa. Đặc biệt trong số đó nếu có chủng E. coli gây phù thũng, chúng sẽ gia tăng nhanh chóng trở thành vi khuẩn trội ở ruột non.

Sau khi đủ số lượng nhất định, vi khuẩn sinh độc tố làm tổn thương thành mạch và tăng huyết áp làm dịch thoát từ tĩnh mạch ngày càng nhiều rồi tích tụ lại các tổ chức, cơ quan.

Chúng sản sinh độc tố đầu độc cơ thể thông qua máu, đặc biệt là hệ thần kinh làm cho heo hoảng loạn, độc tố còn lại làm tổn thương thành mạch dẫn tới dịch thẩm xuất ra ngoài làm cho lợn có hiện tượng phù nề, gây phù thũng hầu hết các cơ quan.

2. Triệu chứng của bệnh phù thũng do E. coli ở heo là gì?

Thể quá cấp tính

Heo thường chết đột ngột trước khi có biểu hiện triệu chứng. Đa phần chúng sẽ biếng ăn hoặc bỏ ăn, lừ đừ, mệt mỏi, bụng căng to ra, da bóng mượt trước khi chết 1-2 ngày.

Thể cấp tính

Bệnh thường hay gặp ở những con to, con đầu đàn, ăn tốt nhất.

Heo sốt nhẹ 1-2 ngày, sau đó trở lại bình thường. Heo mệt mỏi, biếng ăn, táo bón, không tiểu.

Phù thũng vùng đầu, mí mắt, cổ họng. Có tiếng kêu khác lạ do phù vùng hầu chèn ép vào dây thanh quản.

Phù thũng ở vùng đầu và mí mắt của heo do bệnh phù thũng heo con

Phù thũng ở vùng đầu và mí mắt của heo

Vùng bụng căng to, thở gấp, thở khó do dịch phù tràn vào phế nang hoặc do tích nước xoang ngực và bụng làm chèn ép phổi.

Có biểu hiện thần kinh, hai chân sau yếu đi, mất thăng bằng, đi lảo đảo, ngã, liệt, lúc gần chết có hiện tượng co giật bơi chèo.

3. Bệnh tích

Xác heo chết trong tình trạng bình thường, dạ dày chứa đầy thức ăn.

Có thể thấy vùng mặt, mí mắt tím tái ở heo vừa chết.

Xoang ngực và xoang bụng có rất nhiều dịch, không màu, trong suốt.

Phù thũng dưới da, phù nề dưới lớp niêm mạc dạ dày, ruột, màng treo ruột, phổi, hầu, họng, thận, màng tim.

Phù thũng, phù nề nội tạng của heo do bệnh bệnh phù thũng heo con

Phù thũng, phù nề nội tạng của heo

Không phát hiện viêm ruột, thành dạ dày, ruột rất dày, mặt cắt ứ nước trong suốt.

Ở thể nặng, có những biểu hiện sưng và sung huyết ở phổi, màng phổi, phúc mạc.

Cơ tim nhão và có nhiều điểm xuất huyết.

4. Biện pháp phòng tránh bệnh phù thũng do E. coli

4.1 Phòng bệnh bằng vaccine hoặc kháng huyết thanh

Chủng ngừa cho heo con bằng vaccine vô hoạt lúc heo được 7-10 ngày tuổi, tái chủng lúc heo 3-4 tuần tuổi.

Cho heo uống hoặc tiêm kháng huyết thanh kháng E. coli trước khi heo cai sữa.

4.2 Vệ sinh phòng bệnh

Cần tập ăn sớm cho heo con từ 7-10 ngày tuổi. Cai sữa cho heo con bằng cách giảm số lần bú trong ngày, tăng dần số lượng thức ăn. Cách này hạn chế được bệnh viêm vú ở heo mẹ.

Trong khoảng thời gian cai sữa hạn chế di chuyển heo con, nên di chuyển heo mẹ qua chuồng khác.

Bổ sung kháng sinh vào thức ăn cua heo con để dự phòng bệnh xuất hiện, đặc biệt là heo con sau cai sữa. Khẩu phần ăn nên giàu xơ, ít protein hạn chế phù thũng và tiêu chảy ở heo con.

Xem thêm một số loại kháng sinh phòng bệnh: NEOLISTIN, ANTICOC, SYNAVET, COLISTIN, COLISTIN 120, ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY, …

Ngoài ra để hạn chế bệnh xuất hiện, có thể tăng cường hệ miễn dịch gián tiếp cho heo bằng cách bổ sung huyết tương khô, acid hữu cơ vào khẩu phần ăn.

Chăm sóc, quản lý tốt, hạn chế stress như xáo trộn, nhốt heo quá chật,… cũng có thể hạn chế được bệnh.

5. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Do bệnh gây chết nhanh nên bà con cần phát hiện và điều trị sớm mới có hiệu quả:

Biện pháp cần thiết nhất là cắt giảm lượng thức ăn cho heo khi bà con phát hiện biểu hiện bệnh. Heo bệnh cần được cách ly, tránh ánh sáng, tiếng ồn và các kích thích để giảm stress.

Tiêm hoặc cho uống thuốc hạ sốt, hạ huyết áp, lợi tiểu để giảm các triệu chứng.

Bổ sung thuốc trợ lực để heo ổn định thần kinh, giảm stress cho heo, giúp heo mau phục hồi.

Xem thêm một số sản phẩm trợ lực: ANALGIN C, BUTASAL, SAL +B12, GLUCOSE 5%, …

Tiêm kháng sinh điều trị vi khuẩn E. coli, có thể sử dụng colistin hoặc terramycin (spectinomycin, enrofloxacin, ceftiofur, …)

Xem thêm một số loại kháng sinh: ENROFLOXACIN, ENROFLOXACIN 5% INJ, GENTATYLANSPECLIN, …

Cho uống hoặc tiêm MgSO4 để giải độc.

Xem thêm một số sản phẩm giải độc: GLUCOSE 5%, HEPANOL, MAGNE CALCIUM, …

Mong bài viết có thể giúp bà con phòng ngừa và chữa trị bệnh E. coli sưng phù đầu hiệu quả.

Cảm ơn bà con đã dành thời gian quan tâm đến các bài viết của Thiên Quân. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon