HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TỤ HUYẾT TRÙNG Ở GÀ
Gà là một trong những đối tượng chăn nuôi được người dân nuôi tin tưởng nhằm phát triển kinh tế gia đình. Sự thay đổi thời tiết giữa mùa mưa và mùa khô ở nước ta khiến gà dễ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có thể kể đến tụ huyết trùng. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh đem lại, Thiên Quân sẽ cùng bà con tìm hiểu và đưa ra phác đồ điều trị hiểu qua cho bệnh tụ huyết trùng gà.
1. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà?
Bệnh tụ huyết trùng gà hay còn được gọi với tên bệnh Toi gà do nhóm vi khuẩn Pasteurella sp. gây ra bao gồm 3 chủng: P. multocida, P. aviseptica và P. gallicida. Trong đó P. multocida là chủng phổ biến nhất gây ra bệnh tụ huyết trùng gà.
Ảnh hiển vi mô tả Pasteurella multocida (Boulianne et al., 2019)
Tần suất xuất hiện của bệnh tụ huyết trùng ở gà được chia làm 2 trường hợp:
- Nếu bệnh tự phát trong trại, thường phát sinh từ gà 3 tuần tuổi trở lên.
- Nếu lây lan từ dịch bệnh từ bên ngoài vào trại chăn nuôi sẽ gây bệnh ở mọi lứa tuổi của gà.
Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu, thuốc sát trùng nhẹ vẫn có thể tiêu diệt vi khuẩn tuy nhiên trong đất ẩm vi khuẩn có khả năng tồn tại lâu và sinh sản nhanh.
2. Bệnh tụ huyết trùng gà lây lan qua những con đường nào?
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có thể lây truyền qua đường hô hấp trên do nhiễm mầm bệnh từ các dịch tiết ở mũi, miệng, mắt của gà mắc bệnh. Ngoài ra, gà cũng có thể mắc bệnh qua đường tiêu hóa khi ăn thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn ký sinh tại niêm mạc đường hô hấp của gà. Khi gà suy giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ đi vào máu, đến các cơ quan gây ra hiện tượng tụ máu, viêm nhiễm và bại huyết khiến gà chết nhanh.
3. Triệu chứng của gà bị bệnh tụ huyết trùng
Thời gian nung bệnh tụ huyết trùng gà từ 1-9 ngày, gồm 3 thể:
Thể quá cấp tính: gà tụ huyết trùng chết nhanh, đột ngột mà không biểu hiện triệu chứng. Gà ủ rũ cao độ và chết sau 1-2 giờ.
Thể cấp tính:
- Xảy ra phổ biến hơn ở gà, thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày. Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, sốt cao 42-43ºC, đi lại chậm chạp, từ mũi, miệng chảy ra nước nhớt, có bọt lẫn máu.
- Ngoài ra, gà bị tiêu chảy cấp, phân có màu trắng chuyển sang sẫm có lẫn dịch nhầy. Gà sẽ chết sau 24-72 giờ, xác tím đen do kiệt sức, ngạt thở, màu và yếm tím bầm, tỷ lệ chết 50% ở gà và có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.
Dịch nhớt chảy từ miệng gà và mào tích sưng to, tụ huyết (Boulianne et al., 2019)
Thể mạn tính:
- Thường ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng ở gà, hao tốn thức ăn và công sức chăn nuôi mà gà không lớn. Gà bị tụ huyết trùng gầy còm, mào và tích sưng, thủy thũng, hoại tử. Viêm khớp mãn tính, viêm kết mạc mắt và mô kế cận.
- Ngoài ra, gà thường khó thở, tiêu chảy kéo dài, phân nhớt có màu vàng như lòng đỏ trứng. Một số con có biểu hiện thần kinh do viêm màng não mạn tính.
Sưng viêm kết mạc mắt và vẹo cổ ở gà tụ huyết trùng (Boulianne et al., 2019)
c. Thể mạn tính
- Thể mạn tính thường ít xảy ra ở các nước nhiệt đới. Bệnh có thể chuyển từ thể cấp tính sang mạn tính hay gà nhiễm khuẩn có độc lực thấp.
- Gà gầy gòm, mào và tích sưng, thủy thủng, hoại tử. Biểu hiện ủ rũ, giảm ăn, xù lông, khó thở, tiêu chảy phân vàng.
- Viêm khớp mạn tính, viêm kết mạc mắt và các mô kế cận. Ngoài ra con vật có biểu hiện thần kinh, vẹo cổ do viêm màng nào.
4. Bệnh tích tụ huyết trùng ở gà
Sau khi mổ khám gà chết do tụ huyết trùng sẽ thấy các bệnh tích đặc trưng như:
- Da tím tái, cơ bắp tím bầm, thịt nhão, dưới da thấm dịch nhớt keo nhầy.
- Tim sưng, xuất huyết, trong xoang bao tim có nhiều dịch xuất vàng, mỡ vành tim xuất huyết.
Xuất huyết cơ tim và gan hoại tử màu vàng nhạt (Boulianne et al., 2019)
- Phổi tụ huyết màu đen, viêm phổi thùy, phế quản chứa nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng.
- Gan sưng và có những đốm chấm trắng hoại tử bằng đầu đinh ghim màu vàng nhạt xuất hiện dày đặc thành từng đám.
Viêm và xuất huyết ở phổi (Boulianne et al., 2019)
- Lách tụ máu, hơi sưng (nhưng không to quá gấp đôi bình thường).
- Ở gà mái đẻ trứng thì buồng trứng vỡ nát, ống dẫn trứng sưng, màu vàng nhạt, chứa dịch xuất có fibrin.
- Viêm khớp, khớp sưng to, trong bao khớp có nhiều dịch xám đục.
5. Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Để phòng chống tụ huyết trùng ở gà xuất hiện hoặc tái nhiễm, bà con cần thực hiện phòng chống theo những phương pháp sau:
Phòng bệnh bằng vaccine:
- Hiện nay, vaccine vô hoạt bệnh tụ huyết trùng khá phổ biến trên thị trường. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam vaccine được sản xuất phòng chống bệnh tụ huyết trùng ở gà dùng chủng phân lập từ các ổ dịch có tính tương đồng kháng nguyên cao và hệ số bảo hộ vaccine tương đối tốt so với nhập từ nước ngoài.
- Dùng tiêm bắp thịt hoặc dưới da cho gia cầm từ 25 ngày tuổi trở lên với liều thông dụng 1 mL/con, miễn dịch khoảng 6 tháng.
Phòng bệnh bằng cách cung cấp dinh dưỡng:
Việc bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho gà khỏe mạnh hoặc gà đang trong vùng dịch là hết sức cần thiết để ngăn ngừa gà mắc bệnh. Kết hợp bổ sung vitamin, men tiêu hóa và phối trộn với kháng sinh trong thức ăn, nước uống hằng ngày để phòng bệnh cho gà.
Một số sản phẩm premix bổ sung (vitamin, khoáng chất,…) của Công ty Thiên Quân nhằm tăng sức đề kháng cho gà
Xem thêm: SUPER EGG, BKC-VITA, VITAMIN PREMIX, VITA CHICK,…
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại ngăn chặn mầm bệnh phát triển:
Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở gà có sức đề kháng khá kém, dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng, không khí khô, nhiệt độ 60ºC hay các dung dịch sát trùng thông thường. Vi vậy, bà con nên thực hiện:
- Cách ly gia cầm mới mua về, theo dõi ít nhất 30 ngày trước khi nhập đàn.
- Khi có bệnh xảy ra nên cách ly hoặc loại bỏ toàn bộ gà có biểu hiện bệnh. Dùng kháng sinh phối trộn vào thức ăn, nước uống cho đàn gà nhằm hạn chế tác hại của bệnh.
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, làm sạch máng ăn, máng uống, dụng cụ, trang thiết bị có trong chuồng nuôi.
- Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống cung cấp cho gà hằng ngày phải sạch sẽ, không ẩm mốc. Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của gà những sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt là những lúc có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của gà như thời tiết thay đổi, vận chuyển, vùng dịch bệnh,…
6. Cách điều trị gà bị bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng gà thường xảy ra rất nặng, cần phát hiện và điều trị sớm khi bệnh mới phát mới đạt hiệu quả. Khi dịch bệnh xảy ra, bà con cần thực hiện:
- Vệ sinh chuồng trại: nên vệ sinh, sảt trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần, pha loãng và phun trực tiếp thuốc sát trùng đến những khu vực đang chăn nuôi.
- Dùng kháng sinh điều trị bệnh: sử dụng một số loại kháng sinh đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà như: Amoxicillin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Streptomycin, Chlortetracyclin hoặc Sulfamide tiêm bắp hoặc cho uống.
Xem thêm sản phẩm kháng sinh pha trộn thức ăn, nước uống: CLAMOX 205, AMPI COLI, NOR 70,…
Xem thêm sản phẩm tiêm: DANOFLOX, SPECLIN, ENROFLOXACIN,…
- Sử dụng thuốc bổ trợ, giải độc: sau liệu trình sử dụng kháng sinh điều trị, bà con nên bổ sung các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất,… phục hồi và nâng cao sức đề kháng của gà. Bên cạnh đó, giải độc chức năng gan, thận cho gà bằng những sản phẩm có chứa thành phần chính là sorbitol, amino acid, men tiêu hóa,…
Xem thêm sản phẩm bổ sung: HEPANOL, GIẢI ĐỘC GAN-LỢI MẬT,…
Hy vọng những nội dung mà Thiên Quân cung cấp về bệnh tụ huyết trùng ở gà sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh và lựa chọn được hướng điều trị khi có dịch bệnh xảy ra. Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM. Chúc quý bà con chăn nuôi thành công.
Đội ngũ kỹ thuật Công ty CP THIÊN QUÂN
Bài viết liên quan
KỸ THUẬT NUÔI BÒ LẤY THỊT
KỸ THUẬT NUÔI BÒ LẤY THỊT Nuôi bò lấy thịt là một nghề quan trọng [...]
KỸ THUẬT NUÔI THỎ
KỸ THUẬT NUÔI THỎ Kỹ thuật nuôi thỏ là một ngành nông nghiệp hứa hẹn, [...]
MÔ HÌNH NUÔI HEO HỘ GIA ĐÌNH
MÔ HÌNH NUÔI HEO HỘ GIA ĐÌNH Chăn nuôi heo là một nghề có truyền [...]
KỸ THUẬT NUÔI GÀ LẤY THỊT
KỸ THUẬT NUÔI GÀ LẤY THỊT Theo Cục chăn nuôi trong năm 2022 tổng đàn [...]