BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH Ở GIA CẦM (CRD) – PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh hô hấp mãn tính ở gia cầm (Chronic respiratory disease-CRD) là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loại gia cầm biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng như viêm thanh dịch có fibrin trên các cơ quan đường hô hấp, gầy yếu và giảm sản lượng.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh?

Căn bệnh được tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do vi khuẩn  Mycoplasma gallisepticum (MG), khả năng gây bệnh của MG phụ thuộc vào khả năng bám dính của vi khuẩn trên đường hô hấp của gia cầm.

Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu, ở nhiệt độ phòng vi khuẩn chết nhanh, các chất sát trùng thông thường cũng có thể dễ dàng tiêu diệt.

Hô hấp mãn tính ở gia cầm thường ở thể mãn tính và chỉ phát thành triệu chứng khi sức đề kháng của cở thể giảm sút.

Đây là bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm như gà, gà tây, gà gô, chim cút, ngỗng, ngan,… Bệnh CRD phát ra chủ yếu ở gà con và nặng nhất trong giai đoạn trên 3 tuần đến 3 tháng tuổi, gà lớn hơn cũng bị và mang mầm bệnh cả đời.

Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, qua phôi từ những gà bố mẹ bị bệnh, gà con mới nở nếu đã nhiễm bệnh qua trứng sẽ thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng có thể đến 10 – 60%. Bệnh lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi mang mầm bệnh… Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhiễm ghép với các loại bệnh khác như: E. coli, Salmonella hoặc Gumboro.

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể gia cầm và ký sinh trên niêm mạc phần đầu của đường hô hấp, chúng có thể tồn tại ở đây trong một thời gian dài mà không gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi khiến sức đề kháng của gia cầm giảm (stress), MG phát triển trong tế bào biểu mô rồi xâm nhập vào máu đi khắp cơ quan gây bệnh.

2. Triệu chứng của gà nhiễm MG

Thời kỳ nung bệnh của vi khuẩn trong cơ thể gia cầm từ 4-21 ngày, với các dấu hiệu điển hình như sau:

Đầu tiên gà sẽ giảm ăn sau đó bỏ ăn, dấu hiệu khó thở râm ran ở một số gà trong đàn sau đó lan ra toàn đàn.

Gà chậm lớn, ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn. Gà thường xuyên vẫy mỏ,có dịch chảy ra từ mỏ.

Thời kỳ nung bệnh của vi khuẩn trong cơ thể gia cầm từ 4-21 ngày, với các dấu hiệu điển hình như sau: Đầu tiên gà sẽ giảm ăn sau đó bỏ ăn, dấu hiệu khó thở râm ran ở một số gà trong đàn sau đó lan ra toàn đàn. Gà chậm lớn, ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn. Gà thường xuyên vẫy mỏ,có dịch chảy ra từ mỏ.

Niêm mạc mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi

(https://za.virbac.com/home/every-health-care/pagecontent/every-advices/respiratory-diseases.html)

Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái. Gà há miệng, rướn cổ cao để thở. Các biểu hiện hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.

Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái. Gà há miệng, rướn cổ cao để thở. Các biểu hiện hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.

Gà khó thở, vươn cổ thở hổn hển

(https://za.virbac.com/home/every-health-care/pagecontent/every-advices/respiratory-diseases.html)

Ngoài ra, một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao hoạt dịch. Một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh.

Trên gà đẻ ngoài các triệu chứng trên còn thấy: sản lượng trứng giảm, vỏ trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli sẽ thấy trứng dị hình, vỏ trứng có vết máu. Gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém.

3. Bệnh tích của CRD

Khi gà mắc bệnh chết ở giai đoạn đầu của bệnh thì những biến đổi bệnh tích không đặc trưng lắm. Khi bệnh kéo dài, bệnh tích sẽ xuất hiện ở nhiều nơi đặc biệt là ở đường hô hấp, gan và bao tim.

Khí quản viêm hơi đỏ, dịch rỉ viêm trắng ngà như “pho mát” dính trên túi khí, đặc biệt trong trường hợp bội nhiễm (thứ nhiễm do E. coli).

Khí quản viêm hơi đỏ, dịch rỉ viêm trắng ngà như “pho mát” dính trên túi khí, đặc biệt trong trường hợp bội nhiễm (thứ nhiễm do E. coli).

Các nốt Aspergillus màu vàng trong túi khí

(https://za.virbac.com/home/every-health-care/pagecontent/every-advices/respiratory-diseases.html)

Trong trường hợp bội nhiễm Mycoplasma gallsepticum, phủ tạng có thể chỉ thể hiện nhầy nhẹ trên khí quản, đục vẩn hoặc bọt nhẹ ở túi khí, phổi phù thũng, mặt phổi phủ fibrin, phổi nhục hóa.

4. Phương pháp phòng bệnh CRD cho đàn gia cầm

4.1 Phòng bệnh bằng vaccine

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccine vô hoạt hoặc nhược độc dùng để phòng bệnh.

Vaccine nhược độc thường được sử dụng cho đàn gà thịt hoặc gà trứng thương phẩm, sử dụng phòng cho gà được 2 tuần tuổi, chỉ dùng 1 liều duy nhất.

Vaccine vô hoạt thường được sử dụng cho đàn gà giống.

4.2 Vệ sinh phòng bệnh

Bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia cầm, bà con nên thực hiện các biện pháp vệ sinh, an toàn sinh học như:

Gà và trứng ấp phải mua từ những đàn chắc chắn không có bệnh.

Thực hiện chăn nuôi đồng nhập – đồng xuất (All In – All Out).

Xây dựng chuồng trại hợp lý, chuồng trại phải giữ sạch sẽ thông thoáng.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng như: Vitamin A, Vitamin C, B-complex, Electrolytes.

Xem thêm một số sản phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng: ADE BC COMPLEX C, NUTRITION, VITA CHICK, ELECTROLYTES,…

Gà con nuôi cách ly với gà lớn, khi được 10-14 tuần tuổi tiến hành kiểm tra máu, loại bỏ những gà có phản ứng dương tính, sau đó phân đàn sản xuất.

5. Điều trị

Bà con cần chú ý loại thải những gà mắc bệnh quá nặng, tránh lây lan cho những con khác trong đàn. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bệnh kế phát, nếu xuất phát từ virus phải tiêm phòng bằng vaccine đặc hiệu hay do kỹ thuật chăm sóc thì cần cải tiến.

Điều trị bằng một trong các loại kháng sinh sau: Doxycycline, Tylosin (Hoặc Doxycycline + Tylosin), Lincomycin + Spectinomycin, Chortetracycline, Enrofloxacin, Amoxicillin + Clavulonic Acid. Bổ sung vitamin A vào thức ăn.

Xem thêm một số sản phẩm điều trị CRD: TYDOXIN, DOXYCOL POWDER, SPECLIN, COLINOCCIN, AMOX+TYLOSIN, CLAMOX,…

Sử dụng kháng sinh dạng nhỏ mắt và nhỏ mũi để có được tác dụng điều trị tốt nhất.

Nên điều trị dự phòng trước những lúc sức đề kháng của gia cầm có nguy cơ giảm sút.

Hy vọng những thông tin về bệnh hô hấp mãn tính ở gia cầm mà Thiên Quân cung cấp ở bài viết sẽ giúp ích cho bà con chủ động về cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra. Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Chúc quý bà con chăn nuôi thành công!

Đội ngũ kỹ thuật công ty Cổ phần Thiên 

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon