BỆNH HEO NGHỆ (BỆNH LEPTO TRÊN HEO)

Bệnh Lepto trên heo (Leptospirosis) là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu. Mức độ thiệt hại của bệnh này là không nhỏ, nó khiến nhiều trang trại phải khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý bệnh. Leptospirosis làm giảm hiệu suất sinh trưởng, giảm chất lượng thịt, cản trở khả năng sinh sản và gây tử vong cao. Để biết rõ hơn về bệnh Lepto trên heo về cách phòng tránh cũng như điều trị như thế nào, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết sau.

Bệnh Lepto trên heo (Leptospirosis) là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và phổ biến ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo trên toàn cầu. Mức độ thiệt hại của bệnh này là không nhỏ, nó khiến nhiều trang trại phải khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý bệnh. Leptospirosis làm giảm hiệu suất sinh trưởng, giảm chất lượng thịt, cản trở khả năng sinh sản và gây tử vong cao. Để biết rõ hơn về bệnh Lepto trên heo về cách phòng tránh cũng như điều trị như thế nào, Thiên Quân mời bà con tham khảo bài viết sau.

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh Lepto trên heo?

Bệnh do vi khuẩn Leptospira gây ra, chúng là một loại xoắn khuẩn có hơn 160 serotype, được tìm thấy trên nhiều loài động vật có vú. Leptospira thuộc loại xoắn khuẩn Gram âm, có khả năng di động. Heo là loài vật chủ được ghi nhận chứa 4 loại serotype Leptospira pomona, L. tarassovi, L. bratislava L. muenchen. Hai loại cuối cùng có quan hệ họ hàng rất gần và phổ biến khắp các loài lợn trên thế giới.

Bệnh do vi khuẩn Leptospira gây ra, chúng là một loại xoắn khuẩn có hơn 160 serotype, được tìm thấy trên nhiều loài động vật có vú. Leptospira thuộc loại xoắn khuẩn Gram âm, có khả năng di động. Heo là loài vật chủ được ghi nhận chứa 4 loại serotype Leptospira pomona, L. tarassovi, L. bratislava và L. muenchen. Hai loại cuối cùng có quan hệ họ hàng rất gần và phổ biến khắp các loài lợn trên thế giới.

Hình ảnh của vi khuẩn Leptospira dưới kính hiển vi điện tử (Mohammed, Nozha et al. 2011)

Vi khuẩn này gây bệnh trên nhiều loài động vật kể cả con người. Bệnh mang tính nghề nghiệp đối với người chăn nuôi, bác sỹ thú y, công nhân lò mổ. Nên bà con cần cẩn trọng đối với bệnh này. Heo ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh này, đặc biệt là heo con và heo nái đang mang thai. Bệnh xảy ra quanh năm không theo mùa, chuột được xem là nguồn lây bệnh.

Khả năng lây lan của bệnh thông qua sự tiếp xúc trực tiếp như ăn uống, mũi miệng, màng nhầy mắt, cơ quan sinh dục và từ sữa mẹ lây sang cho con.

Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khu trú ở gan, thận và nhân lên ở đó. Vi khuẩn gây bại huyết, phá huỷ gan, thận dẫn đến tình trạng vàng da. Đối với các trường hợp xảy thai trên heo nái mang thai, nhiều nhà khoa học tin rằng nguyên nhân là do nhiễm trùng nhau thai. Độc tố của Leptospira gây viêm não, phá huỷ hệ thần kinh trung ương. Mầm bệnh sẽ được bài thải thông qua nước tiểu của heo bệnh.

2. Triệu chứng khi heo nhiễm Leptospira

Bệnh có những biểu hiện đặc trưng bao gồm 2 thể chính:

Thể cấp tính:

Thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày. Heo có biểu hiện chán ăn, lờ đờ, đau đớn, sốt cao nhưng các triệu chứng này chưa biểu hiện rõ rệt.

Khoảng 3-4 ngày sau đó, xuất hiện tình trạng ỉa chảy rồi sau đó da và niêm mạc mới  dần trở nên vàng. Nước tiểu dần chuyển từ vàng sang hồng rồi tới đỏ do hiện tượng xuất huyết niệu quản.

Các triệu chứng do bị ảnh hưởng hệ thần kinh: đi không vững, run rẩy, quỵ chân, phù đầu.

Đối với heo con và heo trưởng thành bị bệnh sẽ chậm lớn, gầy guộc, cơ quan sinh sản sưng to, giảm khả năng sinh sản. Đối với heo đang mang thai sẽ bị sảy thai.

Thể mãn tính:

Thường xảy ra trên heo trưởng thành, ủ bệnh 3-20 ngày với các triệu chứng khó phát hiện.

Heo thường ăn ít, bỏ ăn, uống nhiều nước. Đi ngoài ban đầu táo bón sau đó chuyển sang tiêu chảy. Tiểu khó, nước tiểu ít, màu vàng ngày càng đậm.

Da và niêm mạc chuyển sang màu vàng, bong tróc thành mảng. Mũi khô, mắt chảy nhiều nước mắt, sụp mí, mặt sưng và có mùi khét.

Heo đực bao dương vật sưng to, dương vật không rút vào được. Heo nái dễ bị lốc, dễ sảy thai, thai chết lưu.

3. Bệnh tích bệnh Lepto trên heo:

Biểu hiện ở thể này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh như sảy thai truyền nhiễm, giả dại, parvo virus hay do ngộ độc thức ăn, thiếu dưỡng chất, vitamin. Bà con cần quan sát đàn heo nhà mình, chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng cùng với kết quả khám bệnh tích.

Da, niêm mạc các cơ quan, mỡ, mô liên kết dưới da có màu vàng, lở loét, phù thủng, xuất huyết và mùi khét đặc trưng.

Có hiện tượng tích dịch vàng ở xoang bụng và xoang ngực.

Các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, tim, phổi bị xuất huyết nếu còn máu thì hơi loãng. Gan, thận sưng và hoại tử. Túi mật bị teo, dịch mật đặc quánh. Trong bàng quang nếu có nước tiểu thì nước tiểu đậm màu có lẫn máu nên màu hơi sẫm.

Các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, tim, phổi bị xuất huyết nếu còn máu thì hơi loãng. Gan, thận sưng và hoại tử. Túi mật bị teo, dịch mật đặc quánh. Trong bàng quang nếu có nước tiểu thì nước tiểu đậm màu có lẫn máu nên màu hơi sẫm.

Thận heo bị viêm, sưng ở heo do mắc bệnh nghệ heo (Peter R. Davies et al., 2022)

Con cái thì viêm tử cung, nếu sảy thai thì thai có chấm đỏ trên da, bị thiếu máu.

Con cái thì viêm tử cung, nếu sảy thai thì thai có chấm đỏ trên da, bị thiếu máu.

Nhau thai viêm, phù nề, xuất huyết ở heo nái bị sảy thai do bệnh nghệ heo

(Peter R. Davies et al., 2022)

4. Cách phòng ngừa bệnh Lepto trên heo:

Phòng bệnh bằng vaccine

Hiện nay, bà con có thể sử dụng vaccine chết hoặc nhược độc để tiêm phòng bệnh trên heo lẫn người chăn nuôi. Tuy nhiên việc tiêm phòng vaccine không đảm bảo việc phòng chống gia súc mắc bệnh tuyệt đối nhưng có thể làm giảm triệu chứng của bệnh.

Bà con tiêm bắp hoặc dưới da vaccine 2 lần cách nhau 7 ngày khi heo được 4-6 tuần tuổi. Đối với heo nái, nên tiêm chủng 2 lần vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước khi tiến hành phối giống, vaccine sẽ bảo hộ heo được 6 tháng.

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh

Bên cạnh việc sử dụng vaccine, bà con có thể trộn vào thức ăn những loại kháng sinh như: florfenicol, lincomycin,…nhằm phòng ngừa khả năng heo mắc bệnh.

Xem thêm một số kháng sinh phòng bệnh: FLORFENAMIN, FLORDOX, FLORFENICOL 40, FLORFENICOL, LINCO 50, LINCO 110,…  

Vệ sinh phòng bệnh

Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát nguồn ra và vào trong trại, đảm bảo đàn heo được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, tăng cường các biện pháp diệt chuột, xử lý theo đúng hướng dẫn của thú y đối với xác lợn bệnh.

Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, thuốc bổ nhằm tăng cường sức đề kháng cho heo.

Xem thêm các sản phẩm: VITAMIX PLUS, SUPER VITAMIN, VITAMIN PREMIX, PREMIX SUPER FACT, BUTASAL,…

5. Hướng dẫn điều trị bệnh Lepto trên heo hiệu quả

Khi phát hiện heo có biểu hiện của bệnh lepto, bà con cần thực hiện các bước sau:

Cách ly heo bệnh ra khỏi đàn, tiến hành vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên bằng các chất sát trùng như: Glutaraldehyde, Iodine, Benzalkonium chloride,…

Tiêm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng như terramycin, chlotetracycline hoặc phối hợp streptomycin với penicillin hoặc những kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Gram âm như: ceftiofur, tetracyclline, tylosin,…

Xem thêm các sản phẩm kháng sinh: OXY L.A, TYLOSIN 5%, TYLAN 20, SPECLIN,…

Bên cạnh đó, bệnh nghệ heo ở thể nào đều gây cho heo sốt, do đó sử dụng bà con nên điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, giảm đau, giải độc gan thận

Xem thêm thuốc: hạ sốt (ANALGIN C), giảm đau (KETOFEN, T-F-A, ), GIẢI ĐỘC GAN – LỢI MẬT,…

Sau khi con vật con những tiến triển tốt, bà con nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin, thuốc bổ, thuốc trợ sức giúp cho vật nuôi phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm các sản phẩm: vitamin (VITAMIN B1 INJ, VIT B PLUS, ASCORBIC), thuốc trợ sức (GLUCOSE 5%, BUTASAL).

Thiên Quân chân thành cảm ơn sự quan tâm của bà con đối với bài viết về cách nhận biết và phòng trị bệnh Lepto trên heo. Tham khảo của nhà chăn nuôi đã đóng góp quý báu cho việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi. Việc áp dụng những biện pháp phòng tránh và chữa trị đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và năng suất của đàn heo. Thiên Quân hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để hỗ trợ quý vị trong việc chăm sóc heo một cách hiệu quả.

Mọi thông tin thắc mắc hoặc mua hàng xin liên hệ hotline: 0886 04 05 06 hoặc fanpage THIÊN QUÂN VIỆT NAM.

Trả lời

Hotline
icons8-exercise-96 chat-active-icon